| Hotline: 0983.970.780

Đi lên từ mũ cối, mũ rơm

Thứ Ba 28/04/2020 , 06:10 (GMT+7)

Với tiêu đề “Chúng tôi - Một thời mũ rơm mũ cối” (do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành) phần nào chúng ta đã biết ý tứ của tác giả Huỳnh Dũng Nhân với cuốn sách này.

Cuốn sách đong đầy ký ức một thời đẹp đẽ.

Cuốn sách đong đầy ký ức một thời đẹp đẽ.

Đó là về thời đạn bom và con người sống với nhau thời đó, là tuổi nhỏ học đường đã trải qua trong những năm máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc, đến những người lính ra trận những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt, cuộc sống gian khó và sự cống hiến hy sinh của các hế hệ nối tiếp trong một giai đọan lịch sử cho độc lập và thống nhất đất nước để chúng ta có ngày hôm nay.

Không thiếu sách viết về đề tài như vậy với đủ thể loại khác nhau, nhưng tôi tìm thấy trong cuốn sách này giá trị độc đáo của nó không chỉ với không gian, thời gian và nhân vật của các sự kiện, mà còn do cách tiếp cận từng sự kiện, từng con người có tính lựa chọn cao.

Dù sau này những em bé ngày ấy lớn khôn đã đi khắp nơi, làm đủ thứ việc, có những em đi bộ đội khi vừa kip lớn và đã hy sinh với khẩu súng trên tay. Nhưng cũng có nhiều em lớn lên trong khung cảnh khó khăn đó nhớ về công lao cha mẹ, sự quan tâm, đùm bọc của các cô chú cơ quan, trong cộng đồng tuổi nhỏ đang lớn thời đó của mình sau này trưởng thành và góp ích cho xã hội trên nhiều lĩnh vực.

Họ gặp nhau sau nhiều chục năm, ôn lại chuyện xưa để rồi vẫn tình cảm gắn bó như ngày nào thời ấy. Những đứa trẻ của Trại trẻ sơ tán Báo Nhân Dân như tên trang Web của họ hiện nay vẫn hoạt động. Những kỷ niệm đẹp một thời như thế ngoài đời cũng như đọng lại trong cuốn sách này đáng để chúng ta có nhiều điều suy ngẫm.

Tập hồi ức này còn thành công hơn thế và nói nhiều hơn thế do tài năng của tác giả - Nhà văn, nhà báo, nhà giáo Huỳnh Dũng Nhân. Trùm lên tất cả điều đó là cách nhìn, cách nghĩ và sự lựa chọn tình tiết tinh tế và cách trình bày logic, sáng sủa của tác giả.

Tôi đã lần giở từng trang và đã tìm thấy hứng thú với các mạch truyện, thân thuộc với các khung cảnh được mô tả mà trong đó những người bạn, người em, và cả những người anh, các bậc cô chú gần gũi một thời hiện ra như trong từng đoạn tiểu phẩm gây xúc động mạnh hơn với vẻ đẹp không tô vẽ mà thu hút tình người.

Có lẽ cái chất thơ, văn, hội họa, lồng ghép với bề dày của một nhà báo năng động, từng trải của Huỳnh Dũng Nhân đã dệt vào từng trang sách cái khung cảnh như thế.

Báo Nhân Dân với gốc cây đa cổ thụ ở 71 Hàng Trống, với khu tập thể ngõ Lý Thường Kiệt thân thương, với các Trại trẻ sơ tán quanh Hà Nội thời ấy mà bây giờ ở tuổi sáu bảy mươi các anh chị vẫn còn xoắt xuýt bên nhau mỗi khi từ bốn phương trời gặp lại.

Những người anh, người chị, những cô chú từng làm trong tòa soạn mà Huỳnh Dũng Nhân nhắc tới trong cuốn sách là những nhân cách mà tác giả, hay tôi, hay các bạn khác nữa đã từng ngưỡng mộ, đã từng yêu quý với những tấm gương đẹp rạng ngời.

Những hình ảnh đáng mến, đáng học đó cũng như lớp trẻ lớn lên kia có mỗi người một số phận, nhưng lòng yêu nước, sự tận tụy hy sinh và tính trung thực luôn là nét chung của hết thẩy.

Trong cái không gian chằng chịt muôn ngã rẽ cuộc đời, tác giả đã chọn các góc quan sát khác nhau, bằng những con mắt nhìn của những người, hay đắp vào đó những tư liệu lịch sử quý giá để người đọc thấy được bức tranh đan dệt qua những điểm gút giá trị của từng quá khứ bi tráng mà hồn nhiên, qua những chuyện đời thường nhưng thật đáng trân trọng để chắt lọc cho cuộc sống đang đi tới.

Có một câu hỏi mà Huỳnh Dũng Nhân gọi là cháy lòng: “Sao hồi đó khó khăn vất vả là thế mà các bậc phụ huynh báo Nhân Dân ai cũng nuôi con cái lớn thành người?”. Có đến ngàn lẻ một đáp án cho câu hỏi như vậy.

Tuy nhiên tựu trung nhất, đó phải là từ những đứa trẻ hơn 50 năm về trước trong cộng đồng của các em đã rèn luyện và phấn đấu thành công theo sự phát triển và biến cố thời cuộc, đó là những tấm gương của người lớn, mà trước hết là từ cha mẹ các em thời đó, sự lo lắng hết sức trách nhiệm để con cái lớn khôn và tiến bộ, và điều quan trọng nữa là cộng đồng tập thể cơ quan đã biết giữ gìn và chăm sóc con em mình trong mọi hoàn cảnh với sự ưu ái nhất trong thời buổi khó khăn đó. 

Khép lại cuốn sách, với tình người được tác giả nhấn mạnh trong phần kết, tôi tin rằng một thế hệ mới cũng thành đạt như cha anh và hơn thế nữa cho tương lai đất nước và truyền thống của một thời mũ rơm mũ cối.

(Nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm