| Hotline: 0983.970.780

Điều chỉnh giao thông để thi công nút giao 3.400 tỷ đồng

Thứ Tư 22/05/2024 , 17:53 (GMT+7)

TP.HCM Sở GTVT TP.HCM vừa triển khai thêm một số giải pháp điều chỉnh giao thông nhằm phục vụ quá trình thi công dự án nút giao An Phú hơn 3.400 tỷ đồng.

Ngày 22/5, Sở GTVT TP.HCM phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức lại giao thông quanh khu vực triển khai xây dựng dự án nút giao An Phú (TP Thủ Đức).

Cụ thể, ô tô lưu thông từ đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bị cấm rẽ phải vào đường Nguyễn Thị Định trong khoảng thời gian từ 6 - 9h và từ 16 - 19h.

Đại lộ Mai Chí Thọ qua nút giao An Phú. Ảnh: Trần Phi.

Đại lộ Mai Chí Thọ qua nút giao An Phú. Ảnh: Trần Phi.

Lộ trình thay thế: đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Đỗ Xuân Hợp - Song hành cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây - Nguyễn Thị Định hoặc Mai Chí Thọ - D1 Khu dân cư Văn Minh - Thân Văn Nhiếp - Nguyễn Thị Định.

Từ 6 - 22h, Sở GTVT TP cũng cấm đỗ xe trên các tuyến đường Thân Văn Nhiếp, đường D1, đường D2 Khu dân cư Văn Minh. Cấm dừng và đỗ xe trên đường D2 (đoạn từ đường D1 đến đến đường Thân Văn Nhiếp nối dài). Cấm xe tải trên 2,5 tấn lưu thông vào đường Thân Văn Nhiếp và đường D1 trong khoảng thời gian từ 6 - 22h.

Trước đó ngày 15/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông) đã sử dụng một phần mặt đường tại nút giao Đồng Văn Cống - Mai Chí Thọ, để thi công các đốt hầm kín thuộc dự án xây dựng nút giao An Phú.

Các xe loại 4 - 7 chỗ, buýt, xe máy lưu thông trên làn đường hỗn hợp của đại lộ Mai Chí Thọ theo hướng đường Võ Nguyên Giáp về hầm vượt sông Sài Gòn, bị cấm rẽ trái từ đại lộ Mai Chí Thọ qua đường Đồng Văn Cống. Mở nút giao đường D1 khu dân Văn Minh - Mai Chí Thọ, cách giao lộ đường Đồng Văn Cống khoảng 200m. Những loại xe trên được tổ chức quay đầu ở giao lộ Mai Chí Thọ - D1 khu dân Văn Minh, để di chuyển vào đường Đồng Văn Cống. Từ đây sẽ đi về hướng đường Võ Chí Công, Nguyễn Thị Định...

Khi di chuyển trong nút giao thông An Phú, ô tô di chuyển hướng hầm vượt sông Sài Gòn về đường Võ Nguyên Giáp bị cấm rẽ trái qua tuyến Lương Định Của giúp giảm xung đột giao thông. Những ô tô muốn rẽ trái vào đường Lương Định Của được hướng dẫn chạy thẳng đường Mai Chí Thọ và quay đầu, ở đoạn trước cầu vượt B nút giao Cát Lái.

Theo Sở GTVT TPHCM, sau khi tổ chức giao thông với phương án mở nút giao đường D1 khu dân Văn Minh - Mai Chí Thọ đã phát sinh những bất cập giao thông. Lượng xe từ đường Nguyễn Thị Định qua các đường Thân Văn Nhiếp, đường D1, D2 khu dân cư Văn Minh rất lớn. Các tuyến đường này lại xảy ra tình trạng đỗ xe dọc hai bên gây cản trở, dẫn đến việc lưu thông khó khăn.

Ngoài ra, tình hình giao thông tại nút giao đường Nguyễn Thị Định - đường Song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tương đối phức tạp vào giờ cao điểm sáng, chiều. Do đó, Sở GTVT TP cùng các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, thống nhất phương án tổ chức lại giao thông như trên để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trong quá trình triển khai thực hiện dự án nút giao An Phú.

Nút giao An Phú được người dân khu vực ví như 'ác mộng' mỗi khi đến giờ cao điểm. Ảnh: Trần Phi.

Nút giao An Phú được người dân khu vực ví như "ác mộng" mỗi khi đến giờ cao điểm. Ảnh: Trần Phi.

An Phú là nút giao lớn nhất TP.HCM, kết nối các trục giao thông lớn gồm cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ, đường Lương Định Của, Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống. Đây cũng là cửa ngõ ra vào Cát Lái - cảng lớn nhất nước về sản lượng hàng hóa nên tập trung nhiều xe container qua lại, bình quân hơn 20.000 lượt mỗi ngày.

Từ nhiều năm nay, khu vực này điểm nóng về ùn tắc ở cửa ngõ TP.HCM. Để giải quyết tình trên, UBND TP.HCM đã phê duyệt và khởi công dự án xây dựng nút giao thông An Phú vào cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.

Công trình có quy mô 3 tầng, gồm hầm chui hai chiều nối cao tốc Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ (phía hầm vượt sông Sài Gòn), rồi tiếp tục kéo dài qua nút giao Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống. Trên cao, nút giao có hai cầu vượt cho xe rẽ đi các hướng; mặt đất có đảo tròn trung tâm cùng tháp biểu tượng.

Riêng giao lộ Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống, ngoài hầm chui kéo dài qua đây, hai cầu vượt cũng được xây dựng kết nối các tuyến này với nhau. Cầu Giồng Ông Tố hiện hữu trên tuyến Đồng Văn Cống cũng có hai nhánh được xây thêm bên cạnh để tăng diện tích.

Ban Giao thông TP.HCM dự kiến trong năm 2024 sẽ hoàn thành 3 gói thầu gồm cầu Bà Dạt, cầu Giồng Ông Tố và hầm HC1 nhằm giúp giảm áp lực giao thông tại khu vực. Đến năm 2025 sẽ hoàn thành cơ bản nút giao, đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân. 

Xem thêm
Ông Nguyễn Văn Yên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Yên.

Tìm 'kế sách' hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao

Ngày 15/6, Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh tổ chức Tọa đàm 'Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao'.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Để làng O2 không còn cách biệt với miền xuôi

BÌNH ĐỊNH Để ngôi làng trên đỉnh Konhlon không còn xa vời vợi, không gì khác hơn là phải làm con đường nối làng O2 với miền xuôi Vĩnh Kim. Bình Định đang tính toán chuyện ấy!

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm