| Hotline: 0983.970.780

Chặng đường 25 năm Văn phòng Báo Nông nghiệp Việt Nam tại ĐBSCL

Thứ Năm 02/09/2021 , 10:30 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã từng chia sẻ, thế giới thay đổi không ngừng, cái mới ra đời chưa kịp định hình, đã có cái mới hơn sẵn sàng tiếp nối.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm và trò chuyện với lãnh đạo Ban Biên tập và tập thể Văn phòng ĐBSCL ngày 18/4/2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm và trò chuyện với lãnh đạo Ban Biên tập và tập thể Văn phòng ĐBSCL ngày 18/4/2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đổi mới

Trung tuần tháng 4/2021, trong chuyến công tác đầu tiên về ĐBSCL trên cương vị Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Lê Minh Hoan đã dành chút thời gian quý báu đến thăm và trò chuyện với cán bộ, phóng viên Văn phòng đại diện Báo NNVN khu vực ĐBSCL tại Cần Thơ.

Trong buổi trò chuyện, ông đã hỏi thăm chuyên ngành học của từng người. Sau đó ông nhắn nhủ rằng, sứ mạng của anh em Báo NNVN là phải góp phần làm thay đổi tư duy nhà nông. Ông cho rằng, tư duy sản xuất nông nghiệp cần phải thay đổi để bắt kịp với những đổi thay nhanh chóng của xã hội hiện nay.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chụp hình lưu niệm với Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam và tập thể Văn phòng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chụp hình lưu niệm với Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam và tập thể Văn phòng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông đã nhắc lại câu chuyện một thời chúng ta buộc phải tăng diện tích, tăng sản lượng lương thực để đảm bảo đời sống dân sinh và có dư mới xuất khẩu. Bây giờ nhu cầu của xã hội ngày càng cao, từ ăn no, đến ăn ngon, ăn sạch và ăn bổ.

Vì vậy, bài toán kinh tế nông nghiệp đặt ra hiện nay không phải là làm ra sản lượng đạt bao nhiêu mà cái chính là hiệu năng, hiệu suất đầu tư. Nhà nông bỏ túi được bao nhiêu tiền lời từ diện tích canh tác, sản lượng thu hoạch được sau mỗi mùa vụ. Câu chuyện của ông đề cập đến việc đổi mới tư duy, đổi mới suy nghĩ đã hiện diện trong tâm trí chúng tôi.

Một buổi tọa đàm về Nghị quyết 120 tại Văn phòng ĐBSCL vào tháng 4/2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Một buổi tọa đàm về Nghị quyết 120 tại Văn phòng ĐBSCL vào tháng 4/2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Văn phòng đại diện Báo NNVN khu vực ĐBSCL, chúng tôi mượn ý tưởng của ông để tiếp tục cho một hành trình phía trước: Đổi mới và thích ứng.

Cách riêng với anh em làm Báo NNVN ở ĐBSCL rất cần phải đổi mới để có được lòng trắc ẩn chứ không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm với bà con nông dân. Quá đó, nó sẽ giúp cho mỗi người có thể hòa nhập vào góc nhìn của người khác, mang lại giá trị cao trong công việc và cuộc sống.

Thích ứng

Dịch Covid-19 có lẽ làm chúng ta bắt đầu thấm mệt vì những ảnh hưởng của nó trong năm nay. Thấm mệt vì những thói quen hàng ngày bị thay đổi. Thấm mệt vì kế hoạch chỉ tiêu của chúng ta đưa ra chưa thực hiện được như mong muốn. Riêng với những mặt hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL là lúa gạo, trái cây, thủy sản giá cả đều giảm sâu, không phải do cung cầu mà là do đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng.

Bài toán kinh tế nông nghiệp đặt ra hiện nay không phải là làm ra sản lượng đạt bao nhiêu mà cái chính là hiệu năng, hiệu suất đầu tư. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bài toán kinh tế nông nghiệp đặt ra hiện nay không phải là làm ra sản lượng đạt bao nhiêu mà cái chính là hiệu năng, hiệu suất đầu tư. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cho đến nay, sau 2 năm đại dịch Covid vẫn kéo dài và gây nên thiệt hại chưa thể đo đếm được. Dịch bệnh Covid-19 dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa dừng lại, thế nhưng thời gian thì luôn qua đi và không dừng lại. Nếu cứ ngồi chờ đợi mọi việc trở lại bình thường rồi hãy làm thì mọi việc nó đã quá trễ. Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc mà ta có thể làm ngay hôm nay. Chính vì vậy mà cần có những giải pháp nhằm thích ứng.

Nghị quyết Đại hội Đảng XIII cũng nói về thích ứng theo hướng xanh. Nghị Quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL cũng mang đậm triết lý thích ứng, “thuận thiên” hơn là dùng ý chí và sức mạnh vật chất (công trình) để đạt được điều ta mong muốn. Tình hình dịch Covid-19 thời gian qua chúng ta không thể ngờ hết được. Tiếp tục nhìn về phía trước với tư tưởng tích cực đòi hỏi chúng ta phải thích ứng trong hoàn cảnh mới.

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, để phát triển nông nghiệp và thủy sản bền vững ở ĐBSCL cần thiết phải thúc đẩy công tác quy hoạch tích hợp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, để phát triển nông nghiệp và thủy sản bền vững ở ĐBSCL cần thiết phải thúc đẩy công tác quy hoạch tích hợp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhìn lại quá khứ và hướng về tương lai với Văn phòng ĐBSCL có một điều khá thuận lợi là anh em phóng viên được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm trong công việc và trẻ trung năng động. Cán bộ, phóng viên là những người sinh ra và lớn lên tại ĐBSCL nên am hiểu địa phương và nông nghiệp vùng đất này. Bộ máy Văn phòng với cơ cấu khá tinh gọn nhưng xây dựng được cả Chi bộ, công đoàn cơ sở. Hiện nay, Văn phòng ĐBSCL có phóng viên phụ trách các tỉnh ĐBSCL và phóng viên thường trú bao quát thông tin toàn vùng.

Đối với Báo NNVN đã có quy hoạch phát triển giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, trở thành tờ báo chuyên ngành, chuyên sâu, chuyên biệt theo hướng đa phương tiện. Riêng với Văn phòng đại diện khu vực ĐBSCL tiếp tục với sứ mệnh quan trọng để thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền tại vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của cả nước. 

Nông dân ở ĐBSCL rất năng động và nhạy với thị trường, thích nghi nhanh với các thay đổi. Tuy nhiên, họ cũng là đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất khi có thay đổi, đặc biệt là cung - cầu thị trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân ở ĐBSCL rất năng động và nhạy với thị trường, thích nghi nhanh với các thay đổi. Tuy nhiên, họ cũng là đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất khi có thay đổi, đặc biệt là cung - cầu thị trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tuy nhiên, truyền thông theo xu hướng hiện nay đang đặt ra khá nhiều vấn đề. Chính vì thế anh em những người làm báo Văn phòng ĐBSCL rất cần phải nắm vững được định hướng về cơ chế, kinh tế thị trường trong sản xuất. Những tác động của truyền thông trong chuỗi giá trị thặng dư của sản phẩm. Chính vì vậy đây là thời điểm vàng để đổi mới và thích ứng.

Một vài dấu mốc

- Ngày 7/9/1996: Ông Lê Nam Sơn, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam đã ký quyết định thành lập Văn phòng đại diện Báo NNVN khu vực ĐBSCL.

- Năm 2016: Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập, Văn phòng ĐBSCL được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin tuyền tuyên truyền, góp phần tích cực trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL.

- Năm 2020: Văn phòng nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin tuyên truyền, góp phần phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Những năm qua, tập thể Văn phòng ĐBSCL và các phóng viên đã nhận được nhiều Bằng khen của Chủ tịch UBND các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL.

- Văn phòng ĐBSCL được UBND TP Cần Thơ cấp đất để xây dựng trụ sở tại số 5 Nguyễn Văn Cừ, phường An Bình, quận Ninh Kiều. Đến nay, Văn phòng xây dựng xong giai đoạn 1, đưa vào sử dụng và đang tiếp tục hoàn thiện giai đoạn 2 vào cuối năm nay.

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội là điểm tựa vững chắc của nhân dân

Tổng Bí thư nhấn mạnh cần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Australia có thể giúp đỡ Việt Nam trong chương trình 1 triệu ha lúa

Chiều 20/12, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski và cảm ơn Đại sứ với những đóng góp của ông trong nhiệm kỳ vừa qua.

Nguyên nhân vụ cháy nhà trọ làm 2 người chết

TP.HCM Ngôi nhà 4 tầng, rộng khoảng 60m2, được ngăn thành hơn chục phòng nhỏ cho thuê, tầng trệt để xe máy, thời điểm xảy ra cháy, khu trọ đang có 23 người ở các phòng.