| Hotline: 0983.970.780

Đội Quảng Ninh đi 'làm kinh tế'

Thứ Ba 13/04/2021 , 09:40 (GMT+7)

Khi hơn vị trí thứ bảy 7 điểm thời điểm giai đoạn một chỉ còn 4 vòng, Quảng Ninh coi như chắc chân tốp 6 và bắt đầu nghĩ đến những chuyện ngoài chuyên môn.

Hà Nội có chiến thắng đúng lúc, khi cơ hội vào top 6 ngày càng hẹp dần. Ảnh: VPF.

Hà Nội có chiến thắng đúng lúc, khi cơ hội vào top 6 ngày càng hẹp dần. Ảnh: VPF.

Một vài tuần trước, khi đội Quảng Ninh chưa tháo gỡ được vấn đề nợ lương, thưởng cầu thủ, được cho là lên tới 90 tỷ đồng, một cầu thủ giấu tên tại đây đã bông đùa trên mạng xã hội, ngụ ý rằng đã tới lúc làm kinh tế. Dù chỉ là lời nói vui, câu chuyện để lại nhiều cách hiểu khác nhau, cho cả người trong lẫn ngoài cuộc.

Đi làm kinh tế, thực chất là cách nói cho sang của việc nhường điểm. Tại V-League, chuyện này xảy ra như cơm bữa, nhất là với những đội sớm trụ hạng nhưng không thể vươn lên những vị trí cao. Số lượng đội như vậy rất nhiều, thường chiếm quá nửa. Thế mới có chuyện, đội nào kiếm được kèo đá với đối thủ đua trụ hạng còn mừng hơn bắt được vàng. Vì nếu cho ra được kết quả như ý bên kia, cuối trận họ rất dễ có quà.

Quảng Ninh không phải đội đầu tiên, nhưng là cái tên nổi cộm của vấn đề này. Mùa trước, họ cho Hải Phòng mượn 3 trụ cột giữa lúc đội bóng thành phố Cảng sắp trở lại hạng Nhất, còn Quảng Ninh đang trong nhóm cạnh tranh chức vô địch. Câu chuyện trở thành đề tài đàm tiếu một thời gian dài, và khái niệm "làm kinh tế" cũng manh nha từ ấy. Đội Quảng Ninh vừa đỡ được lương, vừa giúp được đội bóng cùng cảnh ở lại V-League.

Ngoài chuyện cho Hải Phòng mượn cầu thủ giỏi, Quảng Ninh còn thói quen nhường Hà Nội. Mùa trước, họ cũng thảm bại 0-4 trước Hà Nội, tạo tiền đề để đội bóng Thủ đô đua vô địch với Viettel đến vòng cuối. Tính ra, trong 16 lần đối đầu chính thức, Quảng Ninh thua tới 9 và chỉ thắng 4 lần. Một điểm đặc biệt, là cứ khi nào Hà Nội khát điểm là Quảng Ninh lại nhường, bất kể họ đang có phong độ ra sao.

Quan hệ nhập nhằng giữa Hà Nội và Quảng Ninh nhiều lúc còn rõ hơn cả sợi dây liên kết của đội chủ sân Hàng Đẫy với Đà Nẵng và Quảng Nam. Không hề oan, khi đội của bầu Hùng bị liệt vào nhóm "5 đánh 1" (lời bầu Đức). Bởi chính họ, một lần nữa giúp Hà Nội đăng quang năm 2016 bằng trận thua 0-1 ngay trên sân nhà. Nhờ 3 điểm ấy, mà Hà Nội có quyền tự quyết vòng cuối, rồi vượt qua Hải Phòng.

Bên cạnh kết quả thi đấu, chuyện trao đổi nhân sự cũng xảy ra như cơm bữa giữa hai đội. HLV Phan Thanh Hùng từng rời Hà Nội để tới Quảng Ninh. Hay như vòng cuối mùa 2017, Quảng Ninh bất ngờ hòa Hà Nội 4-4, một tỷ số vừa vặn để đội xếp sau là Quảng Nam lên ngôi vương.

Đã từng có sự nể trọng dành cho Quảng Ninh, khi họ vươn lên dẫn đầu V-League dù nội bộ bất ổn về chuyện tài chính. Nhưng mến mộ bao nhiêu, người hâm mộ giờ lại thất vọng bấy nhiêu khi thấy đội quân của HLV Hoàng Thọ đá như đi bộ, để Hà Nội thích làm gì thì làm như tối 11/4. Nó chẳng khác nào một sự phản bội, dù nói thẳng là thực lực Quảng Ninh mùa này cũng khó đua đường dài.

Khi ngôi vô địch không xuất hiện, kể cả trong mộng tưởng, đội Quảng Ninh buộc phải theo đuổi những mơ ước khác. Và chuyện nhường Hà Nội, cũng như nhóm "5 đội" có lẽ chưa dừng tại đây.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm