| Hotline: 0983.970.780

Du lịch làng nghề nón lá Sai Nga

Thứ Tư 28/08/2019 , 14:15 (GMT+7)

Hỡi ai đi ngược về xuôi/Muốn đội nón đẹp thì về Sai Nga. Nằm bên dòng sông Thao hiền hòa đỏ nặng phù sa, bao đời nay người dân xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cần mẫn với nghề làm nón lá.

15-28-39_cc_ho_lm_non
Từ làm nón, kinh tế các hộ gia đình Sai Nga phát triển.

Từ chỗ chỉ là nghề phụ, đến nay nghề làm nón lá đã giúp người dân có thêm thu nhập và được công nhận làng nghề truyền thống. Đặc biệt, từ khi có đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua, nón lá đã trở thành sản phẩm du lịch, là món quà độc đáo cho du khách khi đến với làng nghề.

Theo các cụ cao niên ở địa phương, nghề nón nơi đây xuất hiện và phát triển mạnh từ những năm 1950. Đầu tiên là một số người dân ở làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) tản cư về đất Sai Nga đã mang theo nghề làm nón. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nghề nón đã góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Theo thống kê của xã, trước kia hơn 90% số hộ trong xã duy trì nghề làm nón truyền thống. Nay có khu công nghiệp Cẩm Khê nên số hộ làm giảm đôi chút. Ở Sai Nga, tranh thủ những lúc nông nhàn, hoặc đi học về từ người già đến trẻ nhỏ đều biết làm nón.

Để làm ra một chiếc nón phải trải qua rất nhiều công đoạn. Nguyên liệu làm nón gồm lá, khuôn, vành, mo tre hoặc mo nứa, sợi cước, sợi len để nhôi và một lưỡi cày để là lá. Khi có đủ nguyên liệu thì bắt tay vào làm từng công đoạn. Lá làm nón được bà con mang từ Hà Nội, Thanh Hóa về theo chợ phiên, cứ năm ngày chợ họp hai buổi.

Một chiếc nón được hoàn thành phải mất khoảng 3 tiếng đồng hồ, muốn nón được trắng hơn khi làm xong hơ qua diêm sinh. Về sản phẩm, hiện nay người dân trong xã chủ yếu làm 2 loại: nón kỹ với giá 55.000 - 60.000 đồng/chiếc, nón thưa có giá 25.000 - 40.000 đồng/chiếc. Bình quân mỗi năm cả làng sản xuất ước đạt hơn 600.000 chiếc nón, doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Sản phẩm làm ra đều được thương lái thu mua tận nơi hoặc bán tại chợ phiên, đa phần người làm nón ở Sai Nga vẫn thích đem nón đến chợ phiên và coi đó như một nét văn hóa truyền thống của làng mình.

15-28-39_non_l
Một chiếc nón được hoàn thành phải mất khoảng 3 tiếng đồng hồ.

Chợ phiên Sai Nga họp 5 ngày hai phiên, chủ yếu mua bán nón, vật liệu làm nón (lá, cước, len, vành, hoa nón...). Nón làng Sai Nga được đưa đi các nơi như hội chợ thương mại, trong dịp giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng, các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên và sang Trung Quốc.

Năm 2004, Sai Nga chính thức được công nhận là làng nghề. Từ nghề làm nón, đời sống của người dân được cải thiện, nâng lên rõ rệt, nhiều hộ gia đình có sắm sửa tiện nghi, vật dụng có giá trị, xây dựng nhà cửa khang trang.

Để nón lá phát triển, sau khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, xã đang quan tâm tiến tới đầu tư xây dựng nhà trưng bày và giới thiệu, quảng bá sản phẩm gắn với du lịch làng nghề, hành trình di sản Hát Xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Có thể nói nghề nón lá ở Sai Nga đang phát triển mạnh mẽ, hình ảnh chiếc nón lá ngày càng trở nên quen thuộc với du khách khi đến Việt Nam, là một trong những món quà ý nghĩa dành tặng bàn bè quốc tế mỗi khi đến thăm làng nón lá truyền thống trên đất Tổ Phú Thọ.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm