Duyên nợ khách tang bồng

Hữu Thọ - Thứ Bảy, 20/08/2022 , 11:23 (GMT+7)

Con xít lội sông, con nhện giăng tơ, họ hàng, bạn bè cô gái nháo nhác dò hỏi, săn lùng “khách tang bồng”. Sông sâu, chân con xít ngắn, làm sao dò được cái chi?

Khách tang bồng là gì? Ảnh minh họa.

Khách tang bồng là gì? Ảnh minh họa.

Trống cơm ai v nên bông

Mt by con xít li sông đi tìm

Thương ai con mt lim dim

Mt by con nhn đi tìm giăng tơ

Duyên n khách tang bồng.

Bài ca dao này đã được các nghệ nhân đất Kinh Bắc chế biến thành bài dân ca Quan họ danh nổi như cồn: Tình bằng có cái trống cơm/ Khen ai khéo vỗ (ấy mấy) bông nên bông, ấy mấy bông (mà) nên bông…

Trống cơm vốn là một loại nhạc cụ của người Chăm, người Trung Hoa gọi là Yêu Cổ, gần giống trống Mridangam ở Nam Ấn Độ. Sau những cuộc chinh chiến, trống cơm theo chân các tù binh Chiêm Thành ra Đại Việt từ cuối thế kỉ 10. Đến giữa thế kỉ 15, cùng với quá trình “hòa tan” của người Chăm vào người Việt, trống cơm đã phổ biến rộng rãi ở đồng bằng Bắc Bộ.

Trống cơm có dáng thon dài, khi biểu diễn thì đeo trước bụng, vừa nhảy múa vừa vỗ hai tay hai mặt. Trước khi đánh trống, người ta phải lấy cơm nếp giã mịn xoa vào hai mặt trống để định âm, gọi là cho ấm tiếng. Mặt trét nhiều cơm có âm trầm, gọi là mặt thổ. Mặt ít cơm thì âm cao, gọi là mặt kim. Hai âm cách nhau một quãng 5 đúng. Bởi thế trống mới có tên là Cơm.

Bài ca dao này nói về cái gì?

Trống cơm đeo trước bụng khiến người ta liên tưởng đến cái bụng bầu của cô gái “cả nể cho nên hóa dở dang, nỗi này chàng có biết chăng chàng” trong thơ Hồ Xuân Hương, sản phẩm của tiếng sét ái tình thơ mộng. Trống cơm trước bụng kêu “bông nên bông”, còn trống cơm do “tình bằng” mà có thì phải đeo 9 tháng 10 ngày. Xít (hay sít) là loài chim đẹp, lông xanh mướt, mỏ đỏ tía, mồng và chân đỏ tươi, sống bầy đàn nơi đầm lầy nước đọng.

Sau cuộc tình chớp nhoáng, tác giả của “trống cơm” hóa thân thành Sở Khanh quất ngựa truy phong, để lại “thương ai con mắt lim dim” cho cô gái đa tình nhẹ dạ. Con xít lội sông, con nhện giăng tơ là hình ảnh họ hàng, bạn bè cô gái nháo nhác dò hỏi, săn lùng “khách tang bồng” để bắt đền. Sông thì sâu, chân con xít lại ngắn, làm sao dò được cái chi? Tơ nhện mong manh trước gió, dễ gì bẫy được con mồi? Khách tang bồng chạy mất rồi, không tìm được đâu! Câu kết “duyên nợ khách tang bồng” trong dân ca Quan họ Bắc Ninh được các liền anh liền chị nhắc đi nhắc lại như “nỗi niềm có thấy hỡi chăng chàng” mà cô gái luôn mơ màng “em nhớ thương ai”.

Tang bồng là gì? Là nói tắt của “tang hồ bồng thỉ”. Tang là cây dâu (tằm ăn lá), hồ là cái cung, bồng là cây cỏ bồng, thỉ là mũi tên. Vậy, tang hồ bồng thỉ là cái cung làm bằng gỗ dâu, mũi tên làm bằng cây cỏ bồng. Gỗ dâu dẻo, thớ mịn, đàn hồi tốt. Cỏ bồng thân nhỏ, thẳng, cứng. Hai thứ này dùng làm cung và tên thì miễn chê.

Khách tang bồng là sao? Nay người ta gọi là khách thập phương hay khách vãng lai. Xưa, người Mông Cổ có phong tục khi cúng thôi nôi (tròn 1 tuổi) cho con trai, người cha trịnh trọng đặt đứa trẻ lên lưng ngựa rồi giương cung bắn sáu phát ra các hướng đông tây nam bắc, lên trời và xuống đất, với ngụ ý khi trưởng thành, đứa trẻ sẽ tung hoành giữa thảo nguyên bát ngát. Rồi người Hoa bị Mông Cổ cai trị, từ đó bắt chước, thế là phát sinh “thỏa chí tang bồng”, “nợ tang bồng”, “khách tang bồng”.

Người Việt lại bắt chước người Hoa, thế là tang bồng nhảy vào ca dao và dân ca. Về văn chương, trong bài Đi Thi Tự Vịnh của danh sĩ Nguyễn Công Trứ cũng có:

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Dở đem thân thế hẹn tang bồng

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.

Hữu Thọ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ11

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?11

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.