| Hotline: 0983.970.780

Gần 23.000 ha lúa tại Thái Bình, Nam Định bị ảnh hưởng

Chủ Nhật 08/09/2024 , 14:44 (GMT+7)

Cơn bão số 3 vừa qua đã gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất của người dân 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định, đặc biệt là sản xuất lúa.

Bão số 3 đã ảnh hưởng lớn tới người dân 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định, đặc biệt là sản xuất lúa. Ảnh: Quang Dũng.

Bão số 3 đã ảnh hưởng lớn tới người dân 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định, đặc biệt là sản xuất lúa. Ảnh: Quang Dũng.

Thái Bình: 18.000 ha lúa bị nghiêng đổ, úng ngập

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình, ước tính sơ bộ ban đầu có khoảng 6.000 ha lúa bị thiệt hại từ 30 - 70%; 5.000 ha bị thiệt hại trên 70%. Diện tích lúa nghiêng, đổ bị úng ngập ước tính là 18.000 ha. Rau màu vụ đông mới trồng và rau màu hè thu chưa thu hoạch có 585 ha bị ảnh hưởng từ 30 - 70%; 2.760 ha bị ảnh hưởng trên 70%. Về cây ăn quả có khoảng 1.200ha bị ảnh hưởng từ 30 - 70%; 170ha bị ảnh hưởng trên 70%.

Ngoài ra, sức gió mạnh kèm theo mưa lớn diện rộng liên tục trong nhiều giờ khiến một số nhà dân, nhà xưởng, cơ quan, đơn vị, trường học bị tốc mái; nhiều cây xanh, cột điện bị gãy đổ ngang đường; một số tuyến đường bị ngập lụt gây ùn tắc giao thông cục bộ… Toàn tỉnh bị sạt lở một số vị trí tuyến kè, bờ sông, bờ biển và một số tuyến kênh nội đồng.

Sức gió mạnh kèm theo mưa lớn diện rộng liên tục trong nhiều giờ khiến một số nhà dân, nhà xưởng, cơ quan, đơn vị, trường học bị tốc mái. Ảnh: Quang Dũng.

Sức gió mạnh kèm theo mưa lớn diện rộng liên tục trong nhiều giờ khiến một số nhà dân, nhà xưởng, cơ quan, đơn vị, trường học bị tốc mái. Ảnh: Quang Dũng.

Để nhanh chóng khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra, UBND tỉnh Thái Bình đã có công điện yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị và lực lượng chức năng ưu tiên khôi phục ngay hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, giao thông điện, nước, viễn thông…

Theo đó, Thái Bình đã khẩn trương mở các cống tiêu nước; huy động tối đa mọi phương tiện khơi thông dòng chảy nhằm tiêu nước, ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập úng nặng, khó tiêu thoát nước.

Thái Bình đã khẩn trương mở các cống; huy động tối đa mọi phương tiện khơi thông dòng chảy nhằm tiêu nước. Ảnh: Phương Linh.

Thái Bình đã khẩn trương mở các cống; huy động tối đa mọi phương tiện khơi thông dòng chảy nhằm tiêu nước. Ảnh: Phương Linh.

Bên cạnh đó, thống kê, rà soát thiệt hại do bão gây ra và lên phương án để kịp thời hỗ trợ cho người dân vùng bị thiệt hại khôi phục và phát triển sản xuất. Công tác kiểm tra đê điều cũng được chú trọng tăng cường, đặc biệt các vị trí trọng điểm, xung yếu, nếu phát hiện sự cố cần huy động lực lượng, phương tiện, nhân lực và tổ chức tu bổ ngay.

Gần 5.000 ha lúa tại Nam Định bị ảnh hưởng

Theo báo cáo ghi nhận ban đầu của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Nam Định, cơn bão số 3 không gây thiệt hại đáng tiếc về người. Tuy nhiên đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, theo đó, có khoảng 5.000 ha lúa bị ảnh hưởng; 230 ha cây hoa màu, 130 ha cây ngô hè thu bị hư hỏng; 20 ha nuôi cá da trơn và 220 ha nuôi tôm thâm canh bị ảnh hưởng.

Hạ tầng đô thị, nông thôn và điện chiếu sáng cũng bị ảnh hưởng lớn. Theo đó, hàng nghìn cây bóng mát đã bị đổ; 15 cột điện hạ thế bị đổ và hệ thống đường điện liên quan; nhiều biển quảng cáo, biển chỉ dẫn bị bay tốc,… Bên cạnh đó, một số công trình đê điều, phòng chống thiên tai bị sạt lở, lún sụt.

Tỉnh Nam Định đã yêu cầu các ngành, các huyện, thành phố tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra ngay trong ngày 8/9. Ảnh: Quang Dũng.

Tỉnh Nam Định đã yêu cầu các ngành, các huyện, thành phố tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra ngay trong ngày 8/9. Ảnh: Quang Dũng.

Tỉnh Nam Định đã yêu cầu các ngành, các huyện, thành phố tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra ngay trong ngày 8/9. Trước mắt là tập trung tiêu úng thoát nước tại khu vực bị úng, ngập để đảm bảo sản xuất nông nghiệp; sửa chữa đảm bảo hệ thống lưới điện được thông suốt phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Đồng thời, các địa phương huy động tối đa các lực lượng hỗ trợ người dân bị di dời tránh bão trở về nhà và kiểm tra chỗ ở đảm bảo an toàn, hỗ trợ người dân khắc phục các thiệt hại do bão gây ra.

Xem thêm
Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Cần giải quyết sớm việc xen ghép, ổn định dân cư

Ngày 18/9, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT làm việc với tỉnh Tuyên Quang về khảo sát và đề xuất bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai sau bão số 3.

Gỡ thẻ vàng IUU: Phải truy trách nhiệm người đứng đầu

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu như vậy khi kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại Quảng Trị.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

'Cấp cứu' đê điều, thủy lợi sau bão: [Bài 2] Trắng đêm tiêu úng cứu cây trồng

Vượt qua hiểm nguy từ mưa bão, thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, những công nhân thủy lợi thuộc Công ty Bắc Nam Hà ngày đêm cứu lúa, hoa màu.