| Hotline: 0983.970.780

Gắn chuyển đổi số với cơ sở dữ liệu quốc gia

Thứ Sáu 16/07/2021 , 08:07 (GMT+7)

Ông Đặng Vũ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng cần tận dụng các nguồn lực sẵn có khi chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp.

Ông Đặng Vũ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tham vấn về cách chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Đặng Vũ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tham vấn về cách chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Bảo Thắng.

Một trong những điểm mới trong chiến lược xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 là tạo ra những làng thông minh, xã kết nối. Trên quan điểm, người dân, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp nông nghiệp là trung tâm thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương chủ trương xây dựng dữ liệu lớn (Big data) về dân cư.

Ủng hộ giải pháp này, ông Đặng Vũ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng cần gắn CĐS của xây dựng NTM nói riêng, ngành nông nghiệp nói chung với cơ sở dữ liệu quốc gia. "Tôi thấy tổng vốn đầu tư cho dự án này không phải là nhiều. Do đó, chúng ta cần tận dụng những nguồn lực có sẵn, trong đó có cơ sở dữ liệu quốc gia", ông Tuấn nói.

Cơ sở dữ liệu là một vấn đề lớn, bởi nhiều bất cập trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ cũng như đồng bộ. Tại nhiều nơi, đa số vẫn là mỗi bên làm một kiểu, hoặc làm nhiều nhưng không hiệu quả.

Theo ông Tuấn, vấn đề quan trọng trong việc CĐS khi xây dựng NTM, là xác định đâu là yếu tố trọng tâm. "Có rất nhiều mục tiêu được đặt ra, nhưng chúng ta cần cụ thể hơn nữa. Chẳng hạn, xây dựng chính quyền số trước hay hợp tác xã số trước. Đâu là yếu tố nền tảng, làm đòn bẩy cho những khía cạnh còn lại", ông đặt vấn đề.

Với lợi thế về công nghệ, nhận thức, ông Tuấn cho rằng chính quyền số nên cần được xây dựng trước, từ đó làm cơ sở để hướng dẫn người dân. Nó cũng phù hợp với tinh thần của Quyết định số 749/QĐ-TTG về Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030, khi xác định nông nghiệp là ngành ưu tiên CĐS.

Trong thực tế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xây dựng được mô hình xã thông minh, bước đầu cho những phản hồi tích cực. Mô hình này được xây dựng dựa trên lõi hạt nhân là chính quyền điện tử (cấp xã), với sự phân tích và trích xuất các giá trị văn hóa bản địa, đặc sắc của xã hội nông thôn để hình thành trên 3 thành phần chính. Đó là: Chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số. Tạo lập xã hội nông thôn số. Hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững theo hướng tăng hàm lượng công nghệ số, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế số.

Ông Hoàng Bảo Hùng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin Thừa Thiên - Huế nêu các bước thực hiện gồm: Nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT cấp xã; Triển khai quản lý văn bản và điều hành cấp xã cho cán bộ, viên chức; Triển khai hệ thống dịch vụ hành chính công và một cửa điện tử; Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến và báo cáo số từ xã đến huyện, tỉnh.

"Chúng tôi đã thí điểm tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và cho xây dựng hệ thống giám sát qua camera, cả về giao thông, trật tự, an ninh. Tín hiệu từ hệ thống này được đưa về Trung tâm của tỉnh, xử lý bằng các phần mềm, sau đó phân phối ngược về xã", ông Hùng chia sẻ.

TIN

Văn phòng Bộ NN-PTNT cho rằng cần nâng cao tinh thần chuyển đổi số, khi đây là một mục tiêu khi xây dựng nông thôn mới. Một trong những cách, là chọn ngày Chuyển đổi số Quốc gia. Mốc căn cứ có thể là ngày 18/6, thời điểm Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và Bộ Thông tin và Truyền thông bắt đầu xúc tiến chương trình này.

Xem thêm
Bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13

Trung ương bầu bổ sung ông Lê Minh Hưng, Đỗ Văn Chiến, Nguyễn Trọng Nghĩa và bà Bùi Thị Minh Hoài vào Bộ Chính trị.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cần có các giải pháp tiếp cận thị trường nông sản tổng quan hơn'

Đây là ý kiến kết luận của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Trưởng Ban Chỉ đạo chất lượng, ATTP và phát triển thị trường, tại phiên họp lần thứ nhất của ban.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bổ sung nguồn nước sông Hà Thanh, 'giải khát' cho hàng chục ngàn người dân

Sau gần 2 năm thi công, 3 đập dâng trên sông Hà Thanh (Bình Định) vừa hoàn thành, góp phần tạo nguồn phục vụ nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn người dân.