Giá xăng dầu thế giới hôm nay 12/1/2025
Giá xăng dầu hôm nay (12/1/2025) trên thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh, với giá dầu WTI và Brent chạm mức cao nhất trong ba tháng. Nhu cầu nhiên liệu mùa đông và các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga là các yếu tố chính thúc đẩy giá tăng.
Tính đến 4h30 ngày 12/1/2025 (theo giờ Việt Nam), giá dầu trên thị trường quốc tế ghi nhận mức tăng mạnh:
Giá dầu WTI đạt 76,57 USD/thùng, tăng 3,58% (tương đương 2,65 USD/thùng).
Giá dầu Brent đạt 79,79 USD/thùng, tăng 3,69% (tương đương 2,84 USD/thùng).
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 12/1/2025
Giá xăng dầu hôm nay 12/1 được điều chỉnh theo phiên điều chỉnh chiều 9/1, theo đó giá xăng dầu trong nước tăng từ 300 - gần 500 đồng/ lít.
Cụ thể, giá các loại xăng dầu trong nước hôm nay được điều chỉnh:
- Xăng E5 RON 92 tăng 374 đồng/ lít, giá bán lẻ ở mức 20.431 đồng/ lít, thấp hơn xăng RON95-III 588 đồng/lít;
- Xăng RON95 tăng 273 đồng/ lít, giá bán lẻ giao dịch ở mức 21.019 đồng/ lít;
- Dầu diesel tăng 488 đồng/ lít, giá bán lẻ dao động ở mức 19.243 đồng/ lít;
- Dầu hỏa tăng 410 đồng/ lít, giá bán lẻ giao dịch 19.244 đồng/ lít;
- Dầu mazut tăng 83 đồng/ lít, giá bán lẻ ở mức 16.182 đồng/ lít.
Theo đó, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 374 đồng/lít, trong khi xăng RON 95 tăng 273 đồng/lít Sau đợt điều chỉnh này, mức giá tối đa đối với xăng E5 RON 92 là 20.431 đồng/lít, và xăng RON 95 là 21.019 đồng/lít
Bên cạnh đó, giá các mặt hàng dầu đều giảm trong đợt điều chỉnh này. Cụ thể, giá dầu diesel cũng tăng 490 đồng/lít; dầu hỏa tăng 410 đồng/lít; Đối với mặt hàng dầu mazut tăng 83 đồng/kg.
Nhận định giá xăng dầu
Theo các nhà phân tích của JP Morgan, với khí hậu mùa đông khắc nghiệt tại nhiều nơi trên thế giới, có thể dẫn đến gián đoạn nguồn cung cấp dầu vì nhiệt độ đóng băng có thể gây ra tình trạng đóng băng tạm thời và cắt giảm sản lượng.
Các phân tích chỉ ra rằng, nhu cầu tăng mua nhiên liệu cho mùa đông ở Mỹ đẩy giá dầu tăng. Cho đến nay, một số khu vực tại phía đông Texas (Mỹ) đã được cảnh báo về bão mùa đông. Các phân tích ước tính, tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, cứ mỗi độ F (chênh lệch nhiệt độ 1°F tương đương với chênh lệch nhiệt độ 0,556°C) giảm xuống dưới mức trung bình 10 năm, nhu cầu về dầu sưởi sẽ tăng 113.000 thùng/ngày bởi nhiệt độ cao khiến người tiêu dùng phải tăng nhiệt độ sưởi ấm.
Ở một diễn biến khác, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt quy mô lớn nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga, trong đó có việc đưa vào danh sách trừng phạt 183 tàu chở dầu và 2 tập đoàn dầu khí lớn là Gazprom Neft và Surgutneftegas cùng hơn 20 chi nhánh của các tập đoàn này. Thông báo này nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt mới nhằm thực hiện cam kết của G7 về việc cắt giảm doanh thu từ năng lượng của Nga.
Bộ Tài chính Mỹ cũng hủy bỏ một điều khoản miễn trừ trừng phạt các ngân hàng Nga làm trung gian thanh toán năng lượng. Các biện pháp này cho phép một khoảng thời gian tạm dừng cho đến ngày 12/3 để các đơn vị bị xử phạt hoàn tất các giao dịch năng lượng.
Các nguồn tin trong ngành thương mại dầu mỏ của Nga và ngành lọc dầu của Ấn Độ cho biết các lệnh trừng phạt sẽ làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động xuất khẩu dầu của Nga sang các nước mua dầu chính là Ấn Độ và Trung Quốc.
Các biện pháp trừng phạt được dự báo sẽ khiến Nga thiệt hại hàng tỷ USD mỗi tháng nếu được thực thi đầy đủ.
Ngoài ra, thời điểm áp dụng lệnh trừng phạt diễn ra chỉ vài ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump, khiến ông Trump có khả năng sẽ duy trì lệnh trừng phạt và sử dụng chúng như một công cụ đàm phán cho hiệp ước hòa bình Ukraine.