| Hotline: 0983.970.780

Giám đốc Sở TN-MT Thanh Hóa vòng vo trách nhiệm trước nạn nhũng nhiễu sổ đỏ

Thứ Ba 11/07/2023 , 18:00 (GMT+7)

Ông Giám đốc nói, đây không chỉ là vấn đề của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai mà còn là trách nhiệm từ cấp xã đến cấp huyện theo phân cấp quản lý.

Vì sao dự án chậm tiến độ chưa đề nghị thu hồi?

Báo cáo tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn Kỳ họp 14, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cho biết, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 339 dự án không thực hiện dự án hoặc thực hiện đầu tư dự án chậm tiến độ, trong đó có 18 dự án không triển khai thực hiện, 321 dự án chậm tiến độ đầu tư, trong đó có 154 dự án chậm tiến độ đầu tư quá 24 tháng. Những dự án không triển khai hoặc chậm tiến độ nói trên đã vi phạm Điều 64 Luật Đất đai năm 2013. 

Ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở TN-MT Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở TN-MT Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Nguyên nhân là do công tác giải phóng mặt bằng chậm. Một số dự án chịu ảnh hưởng của hạ tầng dự án do nhà nước đầu tư nhưng chưa hoàn thiện hoặc do ảnh hưởng của công trình xung quanh nên gặp khó khăn trong quá trình triển khai. Một số nhà đầu tư khi lập dự án chưa sát với thực tế, hoặc do năng lực tài chính, quản lý dự án còn hạn chế… dẫn đến việc đầu tư dự án còn chậm trễ.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn của một số Sở, ngành, UBND cấp huyện đối với một số nhà đầu tư chưa kịp thời. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới cấp phép xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng còn kéo dài. Trách nhiệm để dự án chậm tiến độ chủ yếu do chủ đầu tư. Bên cạnh đó có phần lỗi của một số Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện.

Trước đó, báo cáo kết quả khảo sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Số lượng hồ sơ cần cấp giấy chứng nhận lần đầu còn tồn đọng nhiều chưa được giải quyết.

Trong đó, gần 8.000 trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm luật đất đai; hơn 19.000 trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm luật đất đai; hơn 3.000 trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014. Hơn 10.000 trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền; hơn 3.000 hồ sơ đề nghị cấp đổi, cấp lại...

Ngoài ra còn hơn 14.000 lô đất của các dự án nhà ở, khu dân cư trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện xong việc cấp giấy cho người mua và hơn 2.300 hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có nguồn gốc đất từ đất của các nông lâm trường chưa được giải quyết.

Đại biểu HĐND tỉnh đặt câu hỏi: Chỉ trong vòng 12 tháng, số dự án chậm tiến độ tăng hơn 2,5 lần, nhưng Sở TN-MT chưa tham mưu cho tỉnh để thu hồi đất của dự án vi phạm. Đề nghị làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm và giải pháp.

Giám đốc Sở TN-MT Thanh Hóa cho biết, việc chưa thu hồi dự án là do nhiều nguyên nhân: "Sau thời gian gia hạn 24 tháng, nếu dự án gặp trường hợp bất khả kháng thì được tiếp tục gia hạn. Hết thời gian gia hạn mới được thu hồi. Bên cạnh đó, việc xác định dự án vi phạm còn hạn chế do việc thanh tra và ban hành kết luận thanh tra còn chậm”.

Công chức, viên chức nhũng nhiễu

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa nêu vấn đề, trong báo cáo của Sở TN-MT chưa đề cập tới tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Để khẳng định cho nhận định trên, ông Hưng nêu ví dụ: “Cách đây không lâu, cử tri Đặng Ngọc Vinh (Quảng Đại, Sầm Sơn) là thương binh nặng đã lên tận nhà tôi để phản ánh về vấn đề đất đai của gia đình. Tôi đã trao đổi với ông Lê Văn Tú, Chủ tịch TP. Sầm Sơn để xác minh trường hợp này. Chủ tịch Sầm Sơn báo cáo lại rằng, hộ dân này đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Văn phòng đăng ký đất đai TP. Sầm Sơn đã làm việc không tận tâm tận lực, quan liêu, chủ quan trong xử lý vụ việc”.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Về việc này, ông Nghiêm thừa nhận có tình trạng nhũng nhiễu trong cấp quyền sử dụng đất: “Trong thời gian qua, Sở TN-MT đã nhận được 149 lá đơn phản ánh tình trạng này. Chúng tôi khẳng định vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đây không chỉ là vấn đề của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai mà còn là trách nhiệm từ cấp xã đến cấp huyện theo phân cấp quản lý”.

Ông Nghiêm cho biết thêm, hành vi nhũng nhiễu trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khi cán bộ trả đi trả lại hồ sơ. Trước những vi phạm có liên quan, trong thời gian vừa qua, Sở TN-MT đã buộc thôi việc 1 viên chức, cảnh cáo 3 viên chức, khiển trách 5 cán bộ. Sở TN-MT sẽ chấn chỉnh lại tình trạng này tại các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các cấp. Còn trách nhiệm trong việc xử lý nhũng nhiễu căn cứ phân cấp quản lý để xử lý.

Ông Nghiêm nêu ra giải pháp khắc phục: “Khi trả lại hồ sơ cho tổ chức cá nhân, cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai phải làm 3 liên. Một liên gửi cho người nộp hồ sơ. Một liên để lưu và liên còn lại gửi về Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh để theo dõi để kiểm soát việc trả hồ sơ không có lý do.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện có kế hoạch tránh tình trạng làm tự phát...

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.