| Hotline: 0983.970.780

Gỡ bí đầu ra cho vùng rau VietGAP

Thứ Hai 13/06/2016 , 13:15 (GMT+7)

Đầu năm 2015, vùng rau an toàn ở thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp (huyện Tuy Phước, Bình Định) chính thức rời khỏi Dự án Sinh kế nông thôn bền vững do Cơ quan Phát triển quốc tế New Zealand tài trợ.

Từ đó đến nay, nông dân trồng rau ở đây vẫn duy trì quy trình SX rau VietGAP.

Theo ông Phạm Long Thăng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Hiệp, do nhận thức lợi ích về rau an toàn trong người tiêu dùng còn hạn chế, vì vậy các siêu thị, nhà hàng, nhà trẻ trên địa bàn chưa mặn mà mấy với loại sản phẩm này, dẫn tới đầu ra của rau VietGAP gặp rất nhiều khó khăn.

Lượng rau thu hoạch mỗi ngày ở làng rau VietGAP Luật Chánh là rất lớn, nhưng đơn vị tiêu thụ chính là Co.opmart Quy Nhơn cũng chỉ thu mua từ 200-300kg/ngày. Còn lại người trồng rau ở đây bán đổ bán tháo cho thương lái với giá ngang bằng so với giá các rau trồng theo phương pháp truyền thống chưa được chứng nhận.

Để ngăn chặn nông dân quay lại với phương pháp làm rau truyền thống không đảm bảo an toàn thực phẩm, HTX Phước Hiệp động viên bà con tiếp tục thực hiện quy trình SX rau an toàn tiêu chuẩn VietGAP theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời xúc tiến công tác thương mại, tìm thêm đối tác tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

Ngoài bạn hàng lâu nay là Co.opmart Quy Nhơn, HTX đã liên hệ với Big C, Co.opmart An Nhơn để đưa sản phẩm vào bày bán tại 2 điểm này. Đồng thời khuyến khích cán bộ HTX liên hệ và hợp đồng với các hộ dân bán rau tại các điểm chợ và các tuyến đường trên địa bàn TP Quy Nhơn để mở thêm thị trường tiêu thụ.

 Cán bộ HTX ký được hợp đồng xây dựng và duy trì một điểm bán rau an toàn ít nhất 1 tháng sẽ được HTX thưởng “nóng” 400.000đ.

10-39-14_ru-1
Ảnh: Trần Hạ Môn

 

Ông Trần Văn Tín, chủ hộ trồng rau VietGAP ở thôn Luật Chánh, bày tỏ: “Qua 5 năm tham gia SX rau an toàn, dù đầu ra chưa mạnh lắm nhưng nhờ nỗ lực của HTX nên hiện nay sức tiêu thụ rau VietGAP đã tăng đáng kể, vợ chồng tôi yên tâm bám vườn rau vì có thu nhập ổn định”.

Ông Phạm Long Thăng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Hiệp, cho biết hiện sản phẩm của HTX đã được bày bán tại Co.opmart Quy Nhơn, Big C, Co.opmart An Nhơn và tại 9 điểm khác trong các chợ và trên các tuyến đường trong nội thành Quy Nhơn với giá bán cao hơn từ 10-15% so với giá rau truyền thống. Nhờ vậy, doanh thu của HTX năm sau cao hơn năm trước.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm