| Hotline: 0983.970.780

GS Vũ Trọng Hồng lý giải vì sao Hà Giang hứng chịu ngập lụt nặng nề

Thứ Tư 22/07/2020 , 14:14 (GMT+7)

GS Vũ Trọng Hồng, chuyên gia thủy lợi, lý giải nguyên nhân thời gian qua, mưa lớn gây ngập những nơi tưởng chừng như không thể như TP Hà Giang, Đà Lạt hay Phú Quốc.

GS. Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT. Ảnh: Hoàng Anh.

GS. Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT. Ảnh: Hoàng Anh.

Mưa lũ, sạt lở ở Hà Giang trong các ngày 20-21/7 khiến nhiều người chết, ít nhất 57 nhà bị sạt lở, hơn 500 nhà bị ngập và một số nhà bị sập.

Lượng mưa phổ biến trong 24 giờ ở tỉnh này đạt từ 100 - 300mm. Tại thành phố Hà Giang có mưa đặc biệt to, lượng mưa từ 19h ngày 20/7 đến 19h ngày 21/7 đạt  347mm. Đây là lượng mưa trong 24 giờ lớn nhất theo số liệu quan trắc từ năm 1961 đến nay.

Là địa phương miền núi với địa hình cao, dốc, việc xảy ra ngập lụt ở thành phố Hà Giang khiến nhiều người băn khoăn. Để làm rõ vấn đề này, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã trao đổi với GS. TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT.

Nước không lối thoát do quá nhiều thủy điện

Theo GS Vũ Trọng Hồng, do nắng nóng kéo dài kết hợp với mực nước biển dâng, các khối mây mang hơi nước sẽ xâm nhập sâu vào đất liền và khi gặp núi cao sẽ gây ra mưa lớn. Đây là nguyên nhân vì sao các tỉnh miền núi, đặc biệt là Hà Giang lại đạt lượng mưa rất lớn, thậm chí lớn nhất từ năm 1961 đến nay.

Với trường hợp ở Hà Giang, GS Vũ Trọng Hồng cho biết, việc ngập lụt mới xảy ra thời gian gần đây và lý do mà chuyên gia thủy lợi này đưa ra là vì mưa lớn kết hợp với việc không có đường thoát nước phù hợp.

“Thành phố Hà Giang nằm bên cạnh dòng sông Lô nhưng hiện nay phía hạ nguồn đang có quá nhiều thủy điện. Hiện nay, các thủy điện này xả ít nước khiến mực nước sông dâng lên, do đó khi xảy ra mưa lớn nước từ thành phố sẽ không thoát được gây ra hiện tượng ngập lụt”, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT lý giải.

Mưa lớn gây nhập lụt ở Hà Giang năm 2018. Ảnh: Facebook.

Mưa lớn gây nhập lụt ở Hà Giang năm 2018. Ảnh: Facebook.

Ở phía Nam, thành phố Đà Lạt thời gian gần đây cũng xảy ra hiện tượng ngập lụt hiếm thấy sau khi mưa lớn. Giải đáp về địa phương này, GS Hồng cho biết việc phát triển nhanh, nhiều công trình được xây dựng đã chặn đường tiêu nước của thành phố.

Lấy ví dụ về một trường hợp tương tự với Đà Lạt, GS Hồng cho biết đảo Phú Quốc cũng xảy ra ngập vì lý do xây dựng. Hiện tượng ngày bắt nguồn từ việc chính quyền địa phương không nắm rõ các đường thoát nước nên tổ chức, cấp phép xây dựng không hợp lý.

Các công trình nằm trên đường thoát nước sẽ khiến khả năng tiêu ngập sau mưa bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng lụt như hiện nay.

Chỉ còn cách sống chung với lũ

Là chuyên gia kỳ cựu về thủy lợi, khi chia sẻ về giải pháp cho người dân ở Hà Giang để đối phó với hiện tượng ngập lụt hiện nay, GS Vũ Trọng Hồng cho rằng chỉ còn cách sống chung và dùng các biện pháp thụ động vì đường thoát nước chính ra sông Lô đã không còn khả thi.

“Ở Hà Giang cần có giải pháp thụ động, dựa vào cao trình nước ngập tối đa theo số liệu theo dõi nhiều năm. Các hộ dân cần xây dựng những tầng, phòng trên cao độ này để khi xảy ra mưa lũ có nơi tránh trú an toàn”, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết.

Nhiều xe cộ, nhà cửa vị nước lũ nhấn chìm ở Hà Giang do mưa lớn. Ảnh: Facebook.

Nhiều xe cộ, nhà cửa vị nước lũ nhấn chìm ở Hà Giang do mưa lớn. Ảnh: Facebook.

Ngoài chỗ trú cho người và chứa đồ dùng gia đình, ông cũng lưu ý các gia đình có xe ô tô cũng nên bố trí chỗ đậu xe cao ráo, tránh bị nước mưa nhấn chìm, gây thiệt hại về tài sản.

Ở Đà Lạt, chuyên gia này cho rằng chính quyền địa phương nhân dịp mùa mưa phải xem lại các tuyến nước mưa, nếu bị chặn, nghẽn ở khu vực nào thì phải giải phóng khu vực đó. Đây cũng là giải pháp có thể áp dụng cho khu vực xảy ra ngập ở đảo Phú Quốc.

“Dựa vào từng lượng mưa cụ thể, các đơn vị của thành phố phải tính toán được chiều rộng, chiều sâu của từng tuyến thoát nước mưa”, GS Vũ Trọng Hồng nhấn mạnh.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giữ ổn định phương thức thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD-ĐT chuẩn bị các phương án cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, về cơ bản vẫn giữ nguyên hình thức thi tương tự giai đoạn 2020-2024.

Bình luận mới nhất