| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội đề xuất không giới hạn mức vốn với các dự án đầu tư công

Chủ Nhật 03/09/2023 , 10:30 (GMT+7)

UBND TP Hà Nội vừa báo cáo tình hình soạn thảo Luật Thủ đô sửa đổi và xin ý kiến các đơn vị liên quan một số nội dung còn có ý kiến khác nhau.

Thành phố được giữ lại 100% tiền sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện nhiệm vụ phát triển Vùng Thủ đô... Ảnh: Laodong. 

Thành phố được giữ lại 100% tiền sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện nhiệm vụ phát triển Vùng Thủ đô... Ảnh: Laodong. 

Theo đó, TP Hà Nội cho biết qua quá trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học đối với dự thảo Luật Thủ đô, Ban cán sự Đảng UBND TP "nhận thấy một số nội dung quan trọng của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) còn có những ý kiến khác nhau".

Trước thực tế trên, UBND TP Hà Nội nêu 16 nội dung trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi để đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Hà Nội muốn giữ 100% tiền sử dụng, cho thuê đất 

Theo nội dung của Luật Thủ đô sửa đổi, thành phố được giữ lại 100% tiền sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện nhiệm vụ phát triển Vùng Thủ đô, hỗ trợ di dời các cơ quan Trung ương, trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất theo quy hoạch để có quỹ đất phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng. Hiện nay dự thảo Luật của Bộ Tư pháp trình Chính phủ đang quy định thành phố được hưởng 95% tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo Khoản 6 Điều 38. 

Có ý kiến cho rằng, trên cơ sở quy định của Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XIII về việc “có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa trung ương và địa phương”, dự thảo Luật cần quy định về tỷ lệ điều tiết nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Hà Nội.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, để tạo nguồn lực ban đầu cho Hà Nội, cần có cơ chế đặc thù để Hà Nội có tiềm lực thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô, các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), dự án phát triển đô thị theo TOD (mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị), hỗ trợ di dời các cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời, thì cần thiết phải quy định ngân sách TP Hà Nội được giữ lại 100% các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Hà Nội. 

Dự thảo Luật trình Chính phủ được Bộ Tư pháp thiết kế theo loại ý kiến thứ nhất và quy định Hà Nội được giữ lại 95% các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để bảo đảm phù với Nghị quyết 18-NQ/TW.

Hà Nội đề xuất không giới hạn về mức vốn, tuy nhiên ý kiến một số Bộ, ngành và được Bộ Tư pháp tiếp thu thì cần có giới hạn tối đa về mức vốn trên 10.000 tỷ đồng. Ảnh: Kinhtedothi. 

Hà Nội đề xuất không giới hạn về mức vốn, tuy nhiên ý kiến một số Bộ, ngành và được Bộ Tư pháp tiếp thu thì cần có giới hạn tối đa về mức vốn trên 10.000 tỷ đồng. Ảnh: Kinhtedothi. 

Hà Nội đề xuất không giới hạn về mức vốn đầu tư công đối với 1 dự án

Về đầu tư công, trong dự thảo luật quy định, HĐND TP Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công và có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đường sắt đô thị; dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỷ đồng, trừ dự án đường sắt đô thị; dự án sử dụng ngân sách trung ương, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài giao TP Hà Nội làm chủ đầu tư; dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước kết hợp với nguồn vốn ngoài ngân sách;...(theo Luật Đầu tư công, dự án có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên thuộc thẩm quyền của Quốc hội).

UBND TP Hà Nội cho biết, đây là nội dung quan trọng, theo ý kiến của Hà Nội đề xuất thì không giới hạn về mức vốn, tuy nhiên ý kiến một số bộ, ngành và được Bộ Tư pháp tiếp thu thì cần có giới hạn tối đa về mức vốn trên 10.000 tỷ đồng. Dự thảo của Bộ Tư pháp trình xác định mức vốn tối đa là 20.000 tỷ đồng, trừ dự án đường sắt đô thị thì không quy định mức vốn tối đa.

Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy cho ý kiến về nội dung này để nghiên cứu đưa vào báo cáo, xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Sơn La gặp hạn, sản lượng cây ăn quả dự kiến giảm 15%

Tình trạng hạn hán, thiếu nước đang xảy ra trên diện rộng tại các huyện, thành phố như Sốp Cộp, thành phố Sơn La, Sông Mã, Yên Châu, Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Mường La.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thông xe cao tốc tuyến Diễn Châu - Bãi Vọt

Dự án cao tốc PPP Diễn Châu - Bãi Vọt có tổng mức đầu tư hơn 11.157 tỷ đồng với chiều dài hơn 49km, lúc này 30km đã chính thức hoàn thành và thông xe.

Bình luận mới nhất