| Hotline: 0983.970.780

Hình ảnh nhọc nhằn mưu sinh xứ rừng ngập mặn Mũi Cà Mau

Thứ Tư 19/09/2018 , 08:47 (GMT+7)

Để có cái ăn, cái mặc và lo cho con cái đến trường, người dân xứ rừng ngập mặn Mũi Cà Mau (thuộc huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) luôn phải chật vật để mưu sinh với đủ mọi nghề. 

Trong đó, nghề bắt vọp, ba khía, ốc len, đào sâm đất…được xem là nghề chính của nhiều hộ dân ở nơi đây.

Theo người dân nơi đây, việc làm này được họ duy trì quanh năm chứ không giới hạn theo mùa. Hằng ngày, họ phải vào rừng từ lúc 7 - 8 giờ sáng và đến tận 13 - 14 giờ chiều mới trở về nhà. Vì phải vào tận rừng sâu, nên những thứ mà họ mang theo cũng rất là đơn giản và tiện lợi như, thức ăn, nước uống và bộ dụng cụ để săn bắt các loài sản vật có giá trị này.

Do đặc thù là công việc tự do, nên thu nhập bình quân hằng ngày của người dân địa phương cũng rất bấp bênh, đôi khi bội thu thì cũng được 500 – 700 ngàn đồng và có lúc thì lại lỗ tiền xăng đi lại. Tuy nhiên, dường như ở xứ rừng này, như được thiên nhiên ban tặng nên dù nghèo khó, người dân phải chật vật mưu sinh nhưng nếu siêng năng, chăm chỉ thì người dân vẫn có thu nhập hằng ngày để trang trải cho cuộc sống.

Dưới đây là một vài hình ảnh mà PV Báo NNVN vừa ghi nhận được tại khu vực rừng Kiến Vàng (ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển):

07-53-21_1
 
07-53-21_3
 
07-53-21_4
 
07-53-21_5
 
07-53-21_6
 
07-53-21_7
 
07-53-21_8
 
07-53-21_9
 
07-53-21_10
 
07-53-21_11
 
07-53-21_13
 
07-53-21_14
 
07-53-21_15
 
07-53-21_16
 
07-53-21_17
 
07-53-21_18
 
07-53-21_19
 
07-53-21_20
 
07-53-21_21
 

Xem thêm
4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR. Phát hiện nấm gây bệnh đen mang trên tôm hùm bông. Mưa lốc làm thiệt hại gần 90 ngôi nhà ở Mù Cang Chải. Mùa du lịch trên quê hương ‘đệ nhất danh trà’.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thời tiết dự báo nắng nóng kỷ lục

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều địa phương trong nước nhiệt độ tăng cao, đặc biệt miền Trung có thể lên cao kỷ lục tới 45 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm