Hồ nước ngọt 1 triệu m3 lớn nhất miền Tây cạn trơ đáy
Thứ Ba 12/05/2020 , 14:54 (GMT+7)Hồ nước ngọt Kênh Lấp ở huyện Ba Tri, Bến Tre với trữ lượng 1 triệu m3 đang cạn trơ đáy, khiến cuộc sống của người dân trong khu vực gặp không ít khó khăn.
Được đưa vào hoạt động tháng 8/2019, với sức chứa gần 1 triệu m3 nước, hồ nước ngọt Kênh Lấp, huyện Ba Tri, Bến Tre là nơi trữ nước ứng phó hạn mặn lớn nhất miền Tây. Tuy nhiên, do hạn hán kéo dài, cuối tháng 4, đầu tháng 5/2020, hồ đã cạn trơ đáy, nhiều đoạn nứt nẻ.
Được xây dựng với kinh phí 75 tỷ đồng, hồ có chiều dài khoảng 5 km, rộng 40-100 m, có sức chứa gần 1 triệu m3 nước, đủ sức phục vụ sinh hoạt cho khoảng 200.000 người tại 24 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Tri.
Hệ thống ống nhựa dẫn nước được lắp đặt kết nối nguồn nước hồ với nhà dân. Đây là giải pháp chống hạn mặn rất khả thi trong bối cảnh nước ngọt dự trữ và mạch nước ngầm của huyện Ba Tri ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các ống nhựa ban đầu đã không thể hút được nước nữa. Các hộ dân phải nối thêm ống nhưng lượng nước thu được cũng rất hạn chế.
Theo Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Bến Tre, hiện tại nguồn nước sinh hoạt của các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nhất là các nhà máy nước trung tâm tỉnh đều bị nhiễm mặn vượt mức cho phép. Cuộc sống của người dân quanh hồ đang bị ảnh hưởng nặng nề, không thể trồng trọt hay chăn nuôi, nhiều người xuống hồ Kênh Lấp mò cua, ốc bán kiếm sống qua ngày.
Việc hồ nước ngọt Kênh Lấp sắp cạn kiệt gây khó khăn rất nhiều cho người dân. Theo UBND huyện Ba Tri, địa phương có 12 nhà máy + trạm cấp nước cung cấp cho 31.448 hộ/ tổng số 52.000 hộ của huyện đạt 60,47% số hộ trên địa bàn huyện.
Huyện đang thường xuyên phối hợp các nhà máy nước để cung cấp nước liên tục trên địa bàn. Tuy nhiên nguồn nước cấp vào nhà máy đang bị nhiễm mặn, dẫn đến nguồn nước cung cấp cho các hộ dân bị nhiễm mặn từ 2.6 - 8.3‰.
Ngoài sinh hoạt của người dân, nguồn nước phục vụ chăn nuôi đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người dân phải tìm nguồn nước ngọt tại các giồng cát, nước dự trữ trong các ao hồ phục vụ chăn nuôi. Hiện tại đàn vật nuôi chưa có dấu hiệu ảnh hưởng do mặn.
Với khoảng hơn 20.000 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt, trong đó hơn 10.000 hộ thiếu nước dùng trong ăn uống. Một số hộ dân thiếu nước ngọt phải mua nước đổi từ các xe bồn dao động từ 70.000 - 150.000 đồng/m3. Bên cạnh đó, một số gia đình cũng tìm cách dự trữ được lượng nước ngọt nhỏ vào các chum, vại nhưng không đáng kể.
Hiện nay, người dân phải đổi nước bình để ăn uống và mua nước từ các phương tiện vận chuyển như xe, sà lan để phục vụ sinh hoạt. Do đó, cuộc sống của những hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo, chính sách đang rất vất vả. Nhiều mảnh vườn, ruộng của người dân ở ngay cạnh hồ Kênh Lấp cũng đang khô cằn, nứt nẻ và chưa biết bao giờ mới có nước để tưới lại.
Bà Nguyễn Thị Út, ở xã Phú Ngãi, huyện ba Tri cho biết hiện phải đi mua nước ngọt sinh hoạt ở xã Tân Xuân với giá 100.000 đồng/khối, chở về trong ngày nhưng cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.
tin liên quan
Rực rỡ sắc mai anh đào miền cao nguyên đá
Thời điểm này, trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) rực rỡ sắc hoa mai anh đào, tô điểm thêm sức xuân miền biên viễn và thu hút du khách tìm về.
Bánh chim gâu: Tinh hoa quà Tết của người Cao Lan
Bánh chim gâu là thức quà đặc sản ngày Tết của người Cao Lan ở thôn Động Sơn, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.
Người Hà Nội nô nức đi lễ chùa ngày đầu năm Ất Tỵ
Ngày đầu năm mới Tết Ất Tỵ, hàng nghìn người dân và du khách tìm tới các đền chùa để cầu bình an, mong một năm mới vạn sự như ý.
Hoa mai anh đào 'phủ hồng' thiên đường du lịch Măng Đen
Hoa mai anh đào nở rộ, 'phủ hồng' cả thị trấn Măng Đen khiến nhiều du khách phải thổn thức, đắm mình trong những khung cảnh thơ mộng, lưu giữ những kỷ niệm tuyệt đẹp.
Múa khèn, tung còn, đốt lửa trại, ra đồng… đón xuân mới
Bắc Kạn Người dân ở miền núi tỉnh Bắc Kạn múa khèn, tung còn, đốt lửa trại, hát then đón xuân mới, cầu mong an lành, quê hương đất nước vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.
Hàng trăm người đổ về chùa Phổ Độ sáng mùng 1 Tết
Sáng sớm mùng 1 Tết, hàng trăm lượt phật tử tại Hà Tĩnh đổ xô về chùa Phổ Độ, huyện Lộc Hà vừa vãn cảnh chùa vừa cầu an đầu năm mới.