| Hotline: 0983.970.780

Hơn 1.000 nông dân phấn khởi cùng nâng tầm mía Việt

Thứ Năm 03/12/2020 , 14:59 (GMT+7)

Chiến dịch Đồng hành cùng TTC Sugar nâng tầm mía Việt được triển khai tại 4 vùng trồng mía lớn: Tây Ninh, Gia Lai, Ninh Hòa và Phan Rang.

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mía cho các vùng nguyên liệu, góp phần thay đổi, tạo bước đệm đột phá cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành mía đường Việt Nam nói riêng, Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar) phát động và triển khai Chiến dịch Đồng hành cùng TTC Sugar nâng tầm mía Việt tại 4 vùng trồng mía lớn: Tây Ninh, Gia Lai, Ninh Hòa và Phan Rang, thu hút hơn 1.000 nông dân tham gia.

Trong những năm gần đây, ngành mía đường Việt Nam đang gặp khó khăn vì nhiều lý do: biến động về thị trường, chính sách mở cửa theo Hiệp định Thương mại hàng hoá của Việt Nam với các nước trong khu vực (ATIGA), cạnh tranh gay gắt giữa các nước sản xuất mía đường lớn trong khu vực và thế giới. Tình hình này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây mía và đời sống hàng vạn nông dân, dẫn đến chuyển đổi cây trồng, làm giảm sút nghiêm trọng diện tích vùng nguyên liệu mía, nhiều nhà máy đường phải đóng cửa và hàng ngàn công nhân mất việc làm.

Trong bối cảnh ấy, từ những niên vụ mía gần đây, với tư thế sẵn sàng hội nhập để cạnh tranh, chấp nhận thử thách để tồn tại và phát triển, TTC Sugar đã và đang triển khai rất nhiều hoạt động mang tính quyết định để vực dậy ngành mía đường Việt Nam. Dựa trên nền tảng thay đổi tư duy về canh tác, nâng cao năng suất mía, TTC Sugar đẩy mạnh chuyển giao các giải pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quá trình trồng và chăm sóc mía cho cán bộ, nhân viên nông vụ, phổ biến đến từng bà con nông dân, từng cánh đồng.

Các hội thảo của Chiến dịch 'Đồng hành cùng TTC Sugar Nâng Tầm Mía Việt' đã thu hút hơn 1.000 nông dân tham gia.

Các hội thảo của Chiến dịch “Đồng hành cùng TTC Sugar Nâng Tầm Mía Việt” đã thu hút hơn 1.000 nông dân tham gia.

Theo tinh thần đó, chiến dịch “Đồng hành cùng TTC Sugar Nâng Tầm Mía Việt” đã được phát động và triển khai từ tháng 6 vừa qua, với rất nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và diễn ra liên tục, gồm hơn 30 hội thảo như: Hội thảo cày ngầm bón phân và tưới nhỏ giọt; Các mô hình khuyến nông trên đồng ruộng; Hội thảo Hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng - ươm mía một mắt mầm, và ứng dụng gel giữ ẩm trong trồng, chăm sóc mía gốc; Hội thảo hướng dẫn quy trình trồng mía hố,... thu hút hơn 1000 bà con nông dân tham gia xuyên suốt.

Trong chiến dịch này, TTC Sugar giới thiệu và đưa vào sử dụng các chế phẩm chuyên dùng cho mía như: Root Booster, Grow Booter, CCS Booster,… Việc sử dụng đầy đủ bộ chế phẩm này giúp mía tăng năng suất 15% và chữ đường tăng 0.5 CCS. Đến nay đã có trên 5.000 ha mía trong vùng nguyên liệu của TTC Sugar sử dụng hơn 8.500 kg Root Booste và 9.000 kg Grow Booster. Thực tế áp dụng tại vùng nguyên liệu mía ở Tây Ninh, Phan Rang, Ninh Hòa,… cho thấy cây sinh trưởng rất khỏe, đẻ nhánh nhiều nên được các nông trường và bà con nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Đồng thời, để khuyến khích nông dân áp dụng các giải pháp này, TTC Sugar triển khai chính sách hỗ trợ 50% chi phí chế phẩm cho 700 ha đất trồng mía với ngân sách 637 triệu đồng để hỗ trợ nông dân mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới này vào canh tác mía.

Bà con nông dân chăm chú theo dõi hướng dẫn sử dụng các chế phẩm chuyên dùng cho mía như: Root Booster, Grow Booter, CCS Booster,… trong chăm sóc mía stump bầu.

Bà con nông dân chăm chú theo dõi hướng dẫn sử dụng các chế phẩm chuyên dùng cho mía như: Root Booster, Grow Booter, CCS Booster,… trong chăm sóc mía stump bầu.

Ngoài ra, để chuẩn bị nguồn giống cho niên vụ 2020 - 2021, TTC Sugar đã triển khai sản xuất số lượng lớn mía stump bầu một mắt mầm và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân tự làm để giảm chi phí, chủ động được nguồn giống mía tốt, sạch bệnh, năng suất cao. Phương pháp giặm mía bằng stump bầu một mắt mầm giúp bảo đảm mật độ trồng, cây mía lên nhanh, thu hoạch được ngay năm đầu tiên do phát triển kịp với mía gốc, kéo dài thời gian lưu gốc và nâng cao hiệu quả cánh đồng mía.

Đồng thời, trồng mía bằng stump bầu một mắt mầm còn giúp tiết kiệm hom giống, chỉ khoảng 2-3 tấn/ha nên phù hợp cho nhân nhanh các giống mía mới. Cây mía stump bầu lên nhanh do tiết kiệm thời gian nảy mầm, giặm stump tốn ít công lao động và tăng cao mật độ cây hữu hiệu, giúp tăng năng suất mía.

Cùng với việc đưa các chế phẩm Root booter và Amino vào chăm sóc stump bầu làm tăng tỷ lệ cây sống khoẻ đến 90%. Với sự hỗ trợ của TTC Sugar về quy trình kỹ thuật và mua sắm vật tư, giải pháp trồng mía bằng stump bầu một mắt mầm đã và đang được rất nhiều hộ nông dân áp dụng, tự sản xuất hàng trăm ngàn stump bầu mía có chất lượng tốt để phục vụ cho cánh đồng mía của mình.

TTC Sugar hướng dẫn và chuyển giao cho nông dân về kỹ thuật mía stump bầu một mắt mầm ngay trên đồng ruộng.

TTC Sugar hướng dẫn và chuyển giao cho nông dân về kỹ thuật mía stump bầu một mắt mầm ngay trên đồng ruộng.

Bên cạnh đó, TTC Sugar còn chú trọng đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, từng bước đưa vào ứng dụng và chuyển giao cho nông dân công nghệ cao như định vị vệ tinh AutoTrac, máy trồng mía Billes, thiết bị làm đất 4/1, bừa đĩa nặng 20 chảo vào thiết kế đồng ruộng, làm đất, trồng và thu hoạch mía,… giúp nâng cao năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào lao động thủ công, bảo đảm cho ruộng mía có độ chính xác cao, tối ưu hóa canh tác, tiết giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng mía.

Sự nô nức tham gia, phấn khởi, ánh mắt đầy hy vọng và những nụ cười tươi của bà con nông dân là động lực rất lớn để TTC Sugar tiếp tục triển khai thêm nhiều chương trình khuyến nông và cùng bà con gắn bó với cây mía, phát triển cùng cây mía và tiến tới làm giàu cùng cây mía trong niên vụ sắp tới.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm