| Hotline: 0983.970.780

Huế có thể trở thành hình mẫu phát triển công nghiệp văn hóa

Thứ Bảy 06/04/2024 , 16:22 (GMT+7)

Việc phát triển Huế toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Huế có thể trở thành hình mẫu về phát triển công nghiệp văn hóa.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định phê duyệt quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045 và tầm nhìn đến 2065. Ảnh: Hoàng Lê.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định phê duyệt quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045 và tầm nhìn đến 2065. Ảnh: Hoàng Lê.

Sáng 6/4, tại thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch đầu tư tham dự buổi lễ.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) và Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên- Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Quy hoạch chung đô thị) có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, tạo hành lang pháp lý trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Quy hoạch từng bước tháo gỡ những “điểm nghẽn”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Quy hoạch sẽ tạo hành lang pháp lý trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ảnh: Hoàng Lê.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Quy hoạch sẽ tạo hành lang pháp lý trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ảnh: Hoàng Lê.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thông tin nhiều nội dung về Quyết định số 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh.

Trong đó nhấn mạnh, đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên- Huế là thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á.

Thủ tướng khẳng định, việc phát triển Huế toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Hoàng Lê.

Thủ tướng khẳng định, việc phát triển Huế toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Hoàng Lê.

Liên quan đến Quyết định số 108/QĐ-TTg, ông Nguyễn Thanh Bình cho biết, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên  - Huế xác định là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương có yếu tố đặc thù. Là đô thị phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cố đô, bản sắc văn hóa Huế; đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Quy hoạch cũng nêu rõ định hướng phát triển không gian khu vực đô thị trung tâm, gồm khu vực 4 quận dự kiến thành lập là quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy và quận Hương Trà.

Hình mẫu về phát triển công nghiệp văn hóa

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao tỉnh Thừa Thiên- Huế cùng các cơ quan, địa phương, đối tác đã phối hợp chuẩn bị chu đáo hội nghị "3 trong 1": Công bố Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế và xúc tiến đầu tư của tỉnh.

Thủ tướng nêu rõ, Thừa Thiên - Huế có vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt, là cầu nối từ Bắc vào Nam. Do đó, "việc phát triển Huế toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu".

Trung tâm thành phố Huế hiện hữu. Ảnh: Công Điền.

Trung tâm thành phố Huế hiện hữu. Ảnh: Công Điền.

Theo Thủ tướng, Thừa Thiên - Huế là vùng đất địa linh, nhân kiệt, văn hiến, cố đô lịch sử, thành phố di sản của thế giới, với 5 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Huế có thể trở thành một hình mẫu về phát triển công nghiệp văn hóa. Người Thừa Thiên- Huế có bản sắc, nét đẹp văn hóa đặc trưng, "rất Huế".

Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu lên những khó khăn, hạn chế, thách thức của địa phương như: có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ít diện tích đất canh tác; thiên tai, mưa bão, lũ lụt… Quy mô của nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ; GRDP bình quân đầu người thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ. Thu hút đầu tư còn thấp, chưa có được những dự án sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, tác động lan tỏa, kết nối các chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực...

Để khơi dòng phát triển, Thủ tướng đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế cần chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh" khi triển khai các quy hoạch như: huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống; tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người; đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ.

Trao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Lê.

Trao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Lê.

Tỉnh cần tập trung phối hợp với bộ, ngành hoàn thành thủ tục về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội để năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương nếu đủ điều kiện.

Để các quy hoạch đảm bảo chất lượng, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục giám sát, phối hợp thực hiện hiệu quả quy hoạch; tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp; phối hợp, hỗ trợ hiệu quả, đồng bộ với địa phương; cùng địa phương, cùng cả vùng phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện quy hoạch.

"Với truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng, với đà phát triển những năm qua, tỉnh Thừa Thiên- Huế sẽ phát triển đúng tầm nhìn, tư duy, sự đổi mới như các quy hoạch đã công bố, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về Thừa Thiên - Huế và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ Hội nghị, tỉnh Thừa Thiên  - Huế đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư với các dự án đang nghiên cứu và thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, giới thiệu với các doanh nghiệp, nhà đầu tư về danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư với mong muốn ngày càng có thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế quan tâm, ưu tiên lựa chọn và quyết định đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Xem thêm
Ứng phó khô hạn, Ninh Thuận đề ra nhiều giải pháp đảm bảo nước tưới

Dự báo vụ hè thu 2024 ở Ninh Thuận sẽ gặp khó do nắng nóng dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới, ngành chức đã đề ra nhiều giải pháp linh hoạt.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cháy rừng phòng hộ ven biển, hàng trăm người ra sức dập lửa

QUẢNG BÌNH Trưa 29/4, rừng phòng hộ ven biển thuộc xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đã bất ngờ bốc cháy

Người vùng cát trắng…

Vùng cát trắng trên miền đất lửa Quảng Trị hôm nay đã phần nào bớt đi những ám ảnh, thay vào đó là khát vọng lớn lao để vươn lên trên chính quê hương mình.

Bình luận mới nhất