| Hotline: 0983.970.780

Huyện Vân Đồn dự trữ vật tư phòng chống siêu bão Yagi

Thứ Sáu 06/09/2024 , 14:25 (GMT+7)

Để ứng phó với siêu bão Yagi, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đã chủ động phòng, chống bão theo phương châm '3 trước, 4 tại chỗ', 'từ xa, từ sớm, từ cơ sở'.

Lãnh đạo tỉnh cùng các lực lượng chức năng kiểm tra công tác phòng, chống bão tại huyện Vân Đồn. Ảnh: Thanh Phương.

Lãnh đạo tỉnh cùng các lực lượng chức năng kiểm tra công tác phòng, chống bão tại huyện Vân Đồn. Ảnh: Thanh Phương.

Huyện Vân Đồn là một trong những địa phương ven biển của tỉnh Quảng Ninh, có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão Yagi. Chính vì vậy, địa phương sớm đã khẩn trương triển khai công tác phòng, chống bão số 3 với mục tiêu tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người, giảm thiểu tối đa thiệt hại về tài sản; chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó với cơn bão số 3 và những tác động của cơn bão số 3 theo phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”, “từ xa, từ sớm, từ cơ sở”; tuyệt đối không lơ là chủ quan, mất cảnh giác cả trước, trong và sau khi có bão.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Cô Tô có 1.770 phương tiện thủy, tàu cá của các xã, thị trấn và địa phương trong và ngoài tỉnh. Các khu vực neo đậu tránh trú bão trên địa bàn huyện tập trung ở một số khu vực như khu bến Quan Lạn, Vụng Sâu (xã Quan Lạn); khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng cảng Cái Rồng; khu bến Thắng Lợi, khu Áng Giã, vụng Tùng Con, lạch Cống Đông (xã Thắng Lợi); khu Đầm Tàu, khu Cái Tặc, khu Cống Yên (xã Ngọc Vừng)…

Tàu, thuyền neo đậu vào bến cảng Cái Rồng để tránh, trú bão. Ảnh: Thanh Phương.

Tàu, thuyền neo đậu vào bến cảng Cái Rồng để tránh, trú bão. Ảnh: Thanh Phương.

Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân chằng chống nhà cửa, gia cố các lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển, rà soát số người đang có mặt trên các nhà bè nuôi trồng thủy sản để sẵn sàng sơ tán khi có yêu cầu. Sẵn sàng triển khai các phương án phòng tránh, di chuyển dân ở những nơi có nguy cơ sạt lở, ngập lụt, các nhà yếu…; rà soát tất cả các công trình, dự án trên địa bàn huyện về phương tiện sản xuất, các khu lán trại, nhà ở cho công nhân tại các công trình, tập trung rà soát tất cả các điểm, các công trình viễn thông, công trình điện lực, các biển quảng cáo trên cao, cắt tỉa cây xanh đô thị đảm bảo công tác phòng chống, bão số 3.

Sau khi neo đậu an toàn, ngư dân gấp rút thu lưới trước khi cơn bão đổ bộ. Ảnh: Thanh Phương.

Sau khi neo đậu an toàn, ngư dân gấp rút thu lưới trước khi cơn bão đổ bộ. Ảnh: Thanh Phương.

Ngay sau khi nhận được thông tin của cơn bão, anh Trần Văn Hân (ngư dân đánh bắt cá trên vùng biển Cát Bà và Cô Tô) lập tức sắp xếp công việc, nhanh chóng di chuyển tàu vào bến cảng Cái Rồng để tránh, trú bão.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, anh Hân chia sẻ: “Tôi làm ngư dân ngoài biển nên cảm nhận rõ sự nguy hiểm của gió bão, vì vậy khi nhận được tin bão khẩn cấp, tôi đã nhanh chóng di chuyển vào bờ để tránh trú bão, đảm bảo an toàn”.

Tại bến cảng quốc tế Ao Tiên, trong sáng 6/9, các lực lượng đã nhanh chóng hoàn tất mọi công tác neo đậu tàu thuyền, đồng thời cắt tỉa cây cối, gia cố chống bão. Ngoài 84 chiếc tàu đăng ký kinh doanh tại đây, dự kiến bến cảng sẽ tiếp nhận thêm 20 tàu thuyền đến để tránh trú bão.

Ông Lê Minh Mạnh, Trưởng Bến cảng quốc tế Ao Tiên thông tin: “Nhận được tin cơn bão số 3, chúng tôi đã tuyên truyền, vận động tàu thuyền kinh doanh tại cảng tàu Ao Tiên về nơi tránh trú bão trước 13h ngày 5/9. Cho đến nay các tàu bè, xuồng neo đậu an toàn trong âu tàu, ngoài ra công tác chuẩn bị, bố trí phân khu cho 20 tàu cá đã được hoàn thành, đảm bảo tránh an toàn và tránh va chạm với tàu khác”.

Người dân chằng dây, neo đậu tàu thuyền chắc chắn tại bến cảng quốc tế Ao Tiên. Ảnh: Thanh Phương.

Người dân chằng dây, neo đậu tàu thuyền chắc chắn tại bến cảng quốc tế Ao Tiên. Ảnh: Thanh Phương.

Đến nay, toàn bộ tàu thuyền đã về nơi tránh trú bão, 618 nhà bè đã được gia cố chằng chống an toàn, 176 ngư dân tại đây sẽ được di dời lên trên bờ trước 15 giờ ngày hôm nay (6/9).

Huyện Vân Đồn đã chuẩn bị sẵn sàng dự trữ vật tư tại kho dự trữ Ban Chỉ huy Quân sự huyện để phòng, chống bão và bố trí lực lượng dân quân tại chỗ của Ban Chỉ huy quân sự tại 12 xã, thị trấn và nhân dân trên địa bàn sẵn sàng ứng phó khi bão về.

Chia sẻ về công tác phòng, chống siêu bão Yagi, ông Đào Văn Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn cho biết: “Chúng tôi xác định cơn bão số 3 rất mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Vân Đồn. Với đặc thù huyện có tàu thuyền lớn và hộ dân nuôi trồng thủy sản lớn, chúng tôi tập trung chỉ đạo quyết liệt, phân công các đồng chí thành viên chỉ đạo từng địa bàn dân cư đôn đốc, chỉ đạo. Cùng với đó rà soát kiểm đếm tàu thuyền, đến hiện tại tàu thuyền về nơi an toàn, nhà bè được gia cố chắc chắn, đến 15h chúng tôi hoàn thành việc di dời ngư dân nuôi trồng thủy để đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng nhân dân, thiệt hại nhà nước và nhân dân”.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.