| Hotline: 0983.970.780

Hy vọng thủy hải sản Việt Nam sớm có trong mâm cơm người Vân Nam

Thứ Tư 31/05/2023 , 19:46 (GMT+7)

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đặt câu hỏi về cách thức thông quan và nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng này với cơ quan chức năng ngành nông nghiệp Vân Nam (Trung Quốc).

Bà Mẫn Tuệ, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Phát Lợi. Ảnh: Cao Trần.

Bà Mẫn Tuệ, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Phát Lợi. Ảnh: Cao Trần.

Trong Diễn đàn kết nối giao thương nông lâm thủy sản Việt Nam - Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam, diễn ra chiều 31/5 tại thành phố Côn Minh, bà Mẫn Tuệ, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Phát Lợi trao đổi về vấn đề xuất khẩu thủy hải sản cả tươi và khô Việt Nam sang Vân Nam.

“Qua diễn đàn hôm nay, tôi muốn tìm hiểu thông tin về cách thức xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Vân Nam, nhu cầu của phía bạn và kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh thủy hải sản tại Vân Nam”, bà Mẫn Tuệ chia sẻ.

Giải đáp vấn đề này, đại diện phía Vân Nam cho biết, đây là một tỉnh nội địa của Trung Quốc nên người dân ở đây rất yêu thích và mong muốn được tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam.

Liên quan vấn đề này, tỉnh Vân Nam cho biết họ tuân thủ mọi quy định của quốc tế về xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản và nằm trong khu vực quản lý của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

“Chúng tôi mong muốn thủy hải sản Việt Nam sớm được nhập khẩu, sớm có mặt trên mâm cơm của người Vân Nam”, đại diện địa phương cho biết. Theo vị này, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản nên phía Vân Nam rất quan tâm đến các mặt hàng này.

Diễn đàn thu hút sự quan tâm của truyền thông cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và Vân Nam. Ảnh: M.T.

Diễn đàn thu hút sự quan tâm của truyền thông cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và Vân Nam. Ảnh: M.T.

Hiện nay, Hải quan Trung Quốc cho phép đăng ký nhập khẩu hải sản thông qua các nền tảng thông minh trên các website. Ngoài ra, Hải quan Trung Quốc cũng lấy mẫu độc lập để kiểm nghiệm, không liên quan và gây tốn chi phí cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Việc kiểm nghiệm các mặt hàng thủy hải sản cũng khác biệt so với các nông sản khác với những tỷ lệ kiểm nghiệm rất hợp lý. Cụ thể, với mặt hàng tôm hùm, Hải quan Trung Quốc đang kiểm nghiệm 8 loại bệnh và vi khuẩn, ví dụ như bệnh đường ruột, đốm trắng, bệnh gan tụy…

“Nói chung, muốn đưa thủy hải sản Việt Nam vào Vân Nam, điều cần thiết là tuân thủ các quy định chung trên toàn thế giới”, vị đại diện tỉnh tóm tắt.

Bên cạnh đó, về tiêu chuẩn nhập khẩu và kiểm dịch, phía Vân Nam mong muốn các cơ quan chức năng Việt Nam đặt vấn đề với các cơ quan ngang cấp của Trung Quốc.

Với các sản phẩm khô, phía Trung Quốc yêu cầu phải có tên khoa học theo phiên âm La-tinh vì những mặt hàng này rất khó nhận diện. Do đó, khi đăng ký, đóng gói các doanh nghiệp buộc phải sử dụng thông tin chính xác nhất để xây dựng các chứng nhận, phục vụ khai báo hải quan.

Ông Jason Choi, TGĐ Tập đoàn Sunwah (Hồng Kông).

Ông Jason Choi, TGĐ Tập đoàn Sunwah (Hồng Kông).

Đại diện Tập đoàn Sunwah nói bắt đầu tới Vân Nam từ năm 2016, luôn coi Vân Nam là địa điểm đầu tư chiến lược quan trọng. Vân Nam là trung tâm kinh tế - thương mại hướng ra Nam Á và Đông Nam Á của Trung Quốc, nổi tiếng thế giới về vị trí địa lý độc đáo và nguồn tài nguyên phong phú.

Tập đoàn Sunwah nhận thức rõ lợi thế của tỉnh Vân Nam, luôn đi sát chiến lược triển khai ba quân bài của chính quyền tỉnh ủy Vân Nam, hợp tác với chính quyền địa phương và doanh nghiệp thành lập nhiều công ty như trà, cà phê và ngành văn hóa, bất động sản, đồng thời tích cực tham gia vào quá trình hiện đại hóa Vân Nam.

Với Việt Nam, Tập đoàn Sunwah đã đầu tư hơn nửa thế kỷ, từ lúc bắt đầu kinh doanh thực phẩm hải sản, sau đó trở thành nhà xuất nhập khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam, và trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên thành lập văn phòng đại diện tại TP.HCM.

Với nguồn tài nguyên nông, lâm, thủy sản phong phú cùng với năng lực đổi mới khoa học và công nghệ ngày một nâng cao, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản toàn cầu, cung cấp nhiều sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam.

Ông này hy vọng rằng chúng ta có thể tăng cường hơn nữa giao lưu và hợp tác, nâng cao trình độ kỹ thuật và đạt được mục tiêu đôi bên cùng có lợi. Đồng thời, cùng nhau ứng phó với những thách thức và cơ hội của toàn cầu hóa dựa theo các quy tắc thương mại quốc tế, đồng thời thúc đẩy sự an toàn, lành mạnh và thân thiện với môi trường của các sản phẩm nông nghiệp.

Tập đoàn Sunwah sẵn sàng nỗ lực hết sức để thúc đẩy hợp tác Trung - Việt trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản lên một tầm cao mới, đóng góp sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng kinh tế và thịnh vượng của Trung Quốc và Việt Nam.

(ghi)

Xem thêm
Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.