| Hotline: 0983.970.780

Thời kỳ thuận lợi giao thương nông sản giữa Việt Nam và Quảng Tây

Thứ Tư 31/05/2023 , 09:42 (GMT+7)

Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Quảng Tây Đỗ Nam Trung nói hợp tác thương mại giữa 2 bên đang trong thời kỳ thuận lợi, có được thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Quảng Tây Đỗ Nam Trung (trái) tham gia đoàn công tác của Bộ NN-PTNT làm việc tại Nam Ninh. Ảnh: Cao Trần

Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Quảng Tây Đỗ Nam Trung (trái) tham gia đoàn công tác của Bộ NN-PTNT làm việc tại Nam Ninh. Ảnh: Cao Trần

Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Quảng Tây, khẳng định luôn coi người dân là trung tâm trong các hoạt động thương mại với Trung Quốc.

“Ngành ngoại giao Việt Nam luôn lấy người dân, doanh nghiệp, địa phương làm trung tâm phục vụ. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để làm cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp và các bộ ngành hai bên”, ông Đỗ Nam Trung, Tổng lãnh sự Việt Nam tại thủ phủ Nam Ninh, Quảng Tây, cho biết.

Ông Trung khẳng định khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, là địa phương chiến lược trong mối hợp tác kinh tế với Việt Nam. Từ truyền thống lịch sử cho đến quan hệ kinh tế, thương mại, giao lưu nhân văn, tỉnh Quảng Tây đều có vị trí đặc biệt.

Tổng lãnh sự cho rằng sự hợp tác giữa Quảng Tây với các địa phương của Việt Nam đang ở thời kỳ thuận lợi, có được thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Bài liên quan

Về thiên thời, quan hệ Việt - Trung đang rất tốt đẹp. Về địa lợi, Quảng Tây vừa có biên giới trên bộ, trên biển với các địa phương của Việt Nam. Giao thông đặc biệt thuận tiện với các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không để giao thương hàng hóa. Về nhân hòa, hai nước có văn hóa tương đồng, nhân dân hai nước có tình cảm lâu đời.

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt – Trung đạt 14,2 tỷ USD, tăng hơn 12% so với năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 10,4 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2021. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hơn 3,7 tỷ USD, tăng hơn 19% so với năm trước đó.

“Năm nay, khi tình hình dịch bệnh không còn căng thẳng, giao thương giữa hai nước được dự báo sẽ phát triển hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn cần tháo gỡ. Đầu tiên phải nhắc tới xu hướng giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Tình hình thông quan sau đại dịch vẫn chưa đạt được thông suốt như trước đó. Cuối cùng là sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý hai bên trong tạo thuận lợi hóa tối đa cho doanh nghiệp chưa được thông suốt, kịp thời”, ông Trung nói.

Vấn đề khác cũng được Tổng lãnh sự đưa ra là “một số mặt hàng tiềm năng” chưa được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Đó là bưởi, bơ, na, roi, dừa, thảo quả, dứa.

Bà Hứa Cẩn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Tây. Ảnh: Cao Trần.

Bà Hứa Cẩn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Tây. Ảnh: Cao Trần.

Đại diện cho phía Trung Quốc, bà Hứa Cẩn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Tây, ghi nhận các ý kiến của Tổng lãnh sự. Bà Hứa khẳng định, những năm qua, hợp tác nông nghiệp giữa Quảng Tây và các địa phương của Việt Nam luôn ổn định, “không ngừng đạt được đột phá mới”. Các triển lãm, hội chợ nông nghiệp Trung Quốc -  ASEAN cũng đã tạo ra môi trường phát triển thuận lợi cho doanh nghiệp các bên.

“Tháng 4, Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Tây đã dẫn đầu đoàn doanh nghiệp tỉnh chúng tôi sang thăm, làm việc với các đối tác ở Việt Nam. Kết quả là hai bên đã ký kết 7 dự án nông nghiệp, tổng mức 10 tỷ NDT”, bà Hứa cho biết.

Giới thiệu về tiềm năng của Quảng Tây, bà Hứa cho biết đây là tỉnh nông nghiệp lớn của Trung Quốc, là vựa trái cây của quốc gia 1,4 tỷ dân. “Cứ 4 quả cam ngoài thị trường, thì có 1 quả đến từ Quảng Tây. Ngoài ra, hoa nhài, quả la hán, tơ tằm của Quảng Tây đứng thứ nhất Trung Quốc và thế giới. Cứ 10 bông hoa nhài được bán ra, thì có 6 bông của Hoành Châu, Quảng Tây. 85% quả la hán trên thế giới xuất phát từ Quế Lâm, Quảng Tây. 60% sản lượng tơ lụa ở Trung Quốc cũng từ Quảng Tây. Những điều này là cơ sở vững chắc cho sự hợp tác nông nghiệp giữa tỉnh chúng tôi với các địa phương của Việt Nam”.

Bài liên quan

Về kỹ thuật nông nghiệp, Quảng Tây phối hợp chặt chẽ với tỉnh Hưng Yên của Việt Nam về giống cây trồng, phối hợp với các tỉnh biên giới của Việt Nam xây dựng trạm kiểm soát dịch bệnh. Bà Hứa bày tỏ hy vọng cơ quan quản lý, doanh nghiệp hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau để phát triển hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp.

“Trong hợp tác nghề cá, Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần phối hợp cùng nhau, thả hơn 300 triệu con giống thủy sản ở Vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, triển vọng hợp tác thương mại giữa hai nước cũng đang phát triển nhanh chóng. Sầu riêng, chuối, thanh long Việt Nam được người tiêu dùng Trung Quốc rất yêu thích. Các nông sản này hầu như đều xuất phát từ các cửa khẩu Quảng Tây”.

Bà Hứa cho biết, ở chiều xuất khẩu sang Việt Nam, phía Trung Quốc hiện có thế mạnh về hành tây. Tỉnh Quảng Tây kỳ vọng thời gian tới sẽ đẩy mạnh xuất nhập khẩu, công nhận tiêu chuẩn nông sản hai bên, tăng nhanh thời gian thông quan.

Hiện tại, Công ty TNHH Vạn Xuyên, Quảng Tây, đã xây dựng khu trình diễn trồng trọt, giới thiệu công nghệ nông nghiệp với Việt Nam. Ngành giống đang là hy vọng hợp tác phát triển với Việt Nam của doanh nghiệp Quảng Tây. Tỉnh này cũng sẵn sàng cùng các địa phương Việt Nam hợp tác trong cơ giới hóa nông nghiệp.

(ghi)

Xem thêm
Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát tại Vĩnh Long

Vĩnh Long Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Vĩnh Long và chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, đánh giá lại hiện trạng tại các hộ dân sinh sống khu vực khai thác của 3 mỏ cát.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm