| Hotline: 0983.970.780

Iarmok: Đồng khô - người khát

Thứ Hai 06/05/2019 , 13:10 (GMT+7)

Iarmok là một trong những xã nằm ở phía nam của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Những ngày này “chảo lửa” Krông Pa đang phải hứng chịu cái nắng gay gắt của những ngày cuối mùa khô. Nhiệt độ trung bình ngày từ buổi trưa sang chiều có khi lên đến 41 độ C.

11-47-55_received_838163333211411
Những cánh đồng khô khát, không còn một giọt nước

Toàn xã có 1.268 hộ, 6.286 nhân khẩu. Các buôn thiếu nước trầm trọng là Bha Nga, Gum gốp, Blăk, Ia Klon. Nắng hạn làm tình hình sản xuất và sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.

Thời tiết nắng hạn lâu ngày làm dòng sông Ba đoạn qua xã Iarmok trơ cạn đáy, chỉ còn vài vũng nước nhỏ lưng chừng bắp chân người lớn. Đây là điều chưa bao giờ thấy bởi khúc sông này chính là khu vực chứa nước của thủy điện sông Ba Hạ (Phú Yên). Cây cầu gỗ dân tự làm bắc qua sông Ba nối liền địa phận xã Phú Cần - Iarmok chênh vênh trên mặt cát nóng. Sàn gỗ cũng cong vênh chịu cái nắng chói chang của mùa khô.

Ngay bên cạnh đó, cây cầu bến đò xã Iarmok đang thi công dưới lòng sông mà không gặp một trở ngại nào bởi sông không có nước. Dòng sông chỉ là một màu vàng của cát xen lẫn vài bụi cây dại lúp xúp giữa dòng. Cũng không thấy người dân địa phương đào cát lọc nước đổ vào can nhỏ mang về nhà uống như trước kia bởi dòng sông Ba đã bị ô nhiễm.

Những cánh đồng lúa nước của xã đều trong tình trạng khô cạn, trơ đất nứt nẻ, không thể canh tác. Một số diện tích lúa gieo muộn rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng không đạt năng suất hoặc không thu hoạch được vì không bơm được nước tưới từ sông Ba, các giếng đào để tưới lúa đều đã cạn đáy. Nắng hạn làm cho nguồn thức ăn của bò cũng trở nên khan hiếm trong khi đó Krông Pa có số lượng đàn bò nhiều nhất tỉnh. Người dân phải lùa bò đi xa hơn để chăn thả hoặc cột bò ngay tại vườn nhà cho ăn rơm khô, cây chuối... Nước uống cho bò cũng khan hiếm.

Các giếng trong làng cạn gần hết. Người dân xúm lại những giếng còn nước để tắm giặt. Chia sẻ với chúng tôi, anh Kbôr Thoan, giáo viên trường THCS Ngô Quyền trú tại buôn Bha Nga nói: “Gia đình tôi dùng nước giếng khoan nhưng cũng không đủ nước dùng, nước bơm chỉ độ một phút là hết nước. Sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Trước kia nước uống gia đình tôi thường ra suối, đào cát lọc lấy nước. Nhưng nay suối cũng cạn khô chỉ còn trơ cát đá, tôi phải mua nước bình để uống”.

Dạo quanh một vòng tại địa bàn xã, hầu như quán nào cũng có dịch vụ đổi nước. Nước được đóng bình với dung tích 20 lít một bình lấy từ cơ sở nước tinh khiết Bình Minh trên địa bàn huyện, xe chở tới tận nơi. Giá mỗi bình đến tay người tiêu dùng là 11.000 đồng. Tiền cược để lấy bình là 40.000 đồng một bình. Mỗi gia đình một tuần có tiết kiệm cũng phải dùng tới hai bình nước là một chi tiêu không nhỏ đối với các hộ có thu nhập thấp nơi đây. Nhìn những làn da đen cháy, mồ hôi đổ ròng ròng khi họ phải sống trong những ngôi nhà sàn mái tôn thấp dưới cái nắng kéo dài mới thấy sức chịu đựng của người dân là rất lớn.

Trước tình hình đó, trao đổi với chúng tôi, ông Ksor Run – Chủ tịch xã Iarmok nói: “Hiện nay trên địa bàn xã có tất cả 7 bồn nước thuộc chương trình nước sạch nông thôn chia đều cho các buôn nhưng chỉ có buôn Ia Klon là dùng hệ thống nước này vì địa bàn cao, nguồn nước giếng cạn kiệt, xa sông Ba. Còn lại các buôn khác không dùng, phải chịu nhiều khổ cực vì thiếu nước. Trước kia máy bơm hỏng thì họ kiến nghị huyện sửa, nay sửa xong rồi thì không dùng. Lí do đơn giản họ nói không có tiền để đóng tiền điện bơm nước dù mỗi tháng chỉ vài chục ngàn đồng”.

Nhà nước phải đổ ra tiền tỉ để xây dựng hệ thống nước sạch nông thôn, đem lại nguồn nước quý giá cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số mà họ không dùng rất lãng phí, trong khi họ lại phải chịu sống cảnh thiếu nước liên miên.

Cần có những chính sách hỗ trợ cho người nghèo được dùng nước hoặc tuyên truyền vận động để người dân hiểu và tham gia đóng góp để được dùng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Đây cũng là niềm trăn trở của ông Chủ tịch xã Iarmok.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm