| Hotline: 0983.970.780

Tin tức giáo dục hôm nay

Kế hoạch cho học sinh tiểu học tại Hà Nội và TP HCM đi học lại

Chủ Nhật 06/02/2022 , 08:17 (GMT+7)

Hà Nội sẽ cho học sinh tiểu học và lớp 6 ở ngoại thành đi học trở lại từ ngày 10/2. Còn học sinh tiểu học tại TP.HCM sẽ đi học lại từ ngày 14/2.

Chi tiết kế hoạch cho học sinh tiểu học tại Hà Nội và TP HCM đi học lại

Chi tiết kế hoạch cho học sinh tiểu học tại Hà Nội và TP HCM đi học lại

Hà Nội: Học sinh tiểu học và lớp 6 ở ngoại thành học trực tiếp từ 10/2

Trước để xuất của Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND thành phố đã đồng ý cho phép học sinh tiểu học, lớp 6 thuộc 18 huyện, thị xã ngoại thành học trực tiếp từ ngày 10/2.

Cụ thể, trừ những khu vực có cấp độ dịch 3 hoặc 4, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại 18 huyện, thị xã ngoại thành sẽ đi học lại trực tiếp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Học sinh lớp 1 đến 6 ở 12 quận nội thành tiếp tục học trực tuyến, trẻ mầm vẫn tiếp tục nghỉ tại nhà.

UBND TP Hà Nội giao Sở GD&ĐT Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng Sở Y tế hướng dẫn các huyện, thị xã triển khai theo đúng quy định của thành phố, đảm bảo an toàn khi tổ chức dạy học trực tiếp.

Ngoài ra, các huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh trên địa bàn đi học lại; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho y tế trường học, đảm bảo y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường.

Để mở cửa, các trường phải đạt chuẩn an toàn theo bộ tiêu chí liên ngành, được Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế ban hành cuối tháng 10/2021. Những giáo viên tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 mới được dạy trực tiếp.

Thành phố yêu cầu trường học chưa tổ chức ăn bán trú hay mở căng tin ăn uống, chỉ dạy trực tiếp một buổi mỗi ngày. Trong quá trình dạy, nếu phát hiện F0 hoặc các tình huống liên quan, các trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo cấp trên. Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 cấp quận, huyện có trách nhiệm xem xét, quyết định có tiếp tục học trực tiếp hay không.

Trước đó, ngày 24/1, Hà Nội cũng thống nhất cho học sinh các khối từ lớp 7 đến lớp 12 tại những khu vực cấp độ 1 và 2 đi học trở lại từ ngày 8/2, còn địa bàn mức độ dịch cấp độ 3, 4 dạy học theo hình thức trực tuyến.

TP HCM: Học sinh tiểu học trực tiếp trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc

Sở GD&ĐT TP.HCM vừa công bố chi tiết kế hoạch cho học sinh tiểu học đi học lại. Trong đó có hướng dẫn tổ chức bán trú., trường hợp những học sinh không đi học trực tiếp.

- Đối với các học sinh đi học trực tiếp: Giáo viên tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập theo nhóm, có giải pháp củng cố, bồi dưỡng kiến thức đối với những học sinh chưa học trực tuyến hoặc có học trực tuyến nhưng không đạt được yêu cầu về phẩm chất, năng lực.

- Đối với các học sinh chưa đi học trực tiếp: sẽ tiếp tục học từ xa, hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên.

Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết những cơ sở giáo dục thuộc vùng dịch cấp độ 1 có thể tổ chức dạy học hai buổi/ngày hoặc bán trú từ ngày 14/2 cho tất cả các khối theo nhu cầu của học sinh và phụ huynh.

Sở cũng yêu cầu giáo viên tiểu học dành thời gian hướng dẫn cho học sinh các thói quen phòng dịch Covid-19 tại trường; xây dựng nề nếp học tập, phân loại học sinh theo từng nhóm căn cứ vào khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh; tổ chức ôn tập kiến thức đã học trong giai đoạn học sinh học qua mạng.

Cũng theo Sở GD&ĐT TP.HCM, từ ngày 21/2, các trường tiểu học sẽ thực hiện giảng dạy chương trình tuần 20 của năm học. Việc kiểm tra định kỳ dành cho học sinh khối 1, 2 sẽ được thực hiện vào tuần 21.

Được biết, trước đó UBND TP.HCM đã có văn bản cho phép học sinh tiểu học đi học lại từ ngày 14/2.

Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trong tuần từ ngày 28/1 đến 3/2, TP.HCM tiếp tục đạt cấp độ 1 của dịch theo nghị quyết 128 của Chính phủ và quyết định số 4800 của Bộ Y tế. Đây là tuần thứ 5 liên tiếp TP duy trì "vùng xanh".

Xem thêm
Chọn phương án tối ưu để Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước dừng hoạt động

Chiều 6/1, Thủ tướng chủ trì phiên họp thảo luận việc kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Nông nghiệp Bình Dương đóng góp từ 18.000-19.000 tỷ đồng/năm

Năm 2024, ngành NN-PTNT tỉnh Bình Dương đạt nhiều thành tựu nổi bật, duy trì đóng góp từ 18.000-19.000 tỷ đồng/năm.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Về xứ Tuyên ở nhà trên núi

Nông thôn xứ Tuyên đang dần tìm lại bóng dáng làng xưa với niềm tự hào kiêu hãnh, cũng bởi lẽ đó nhiều khách phương xa muốn tìm về!