| Hotline: 0983.970.780

Kết nối vì Mekong Delta

Thứ Hai 28/03/2022 , 18:41 (GMT+7)

Ngày 28/3, tại TP. Cần Thơ, Bộ NN-PTNT chính thức ra mắt Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025.

Ngày 28/3, tại TP. Cần Thơ, Bộ NN-PTNT chính thức ra mắt Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 28/3, tại TP. Cần Thơ, Bộ NN-PTNT chính thức ra mắt Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phải đặt thương hiệu của từng tỉnh nhỏ lại 

Đại diện Bộ NN-PTNT có Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Trần Thanh Nam. Đại diện lãnh đạo TP. Cần Thơ có ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, các nhà khoa học và lãnh đạo Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.

Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng ban; Phó Trưởng ban là ông Nguyễn Văn Việt - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT); thành viên của Ban Chỉ đạo là đại diện nhiều đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT và Giám đốc Sở NN-PTNT 13 địa phương vùng ĐBSCL.

Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đặt trụ sở tại TP Cần Thơ, nhằm giúp Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT tổ chức, triển khai các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Phải đặt thương hiệu của từng tỉnh nhỏ lại một chút, dành cho thương hiệu lớn hơn là Mekong Delta Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Phải đặt thương hiệu của từng tỉnh nhỏ lại một chút, dành cho thương hiệu lớn hơn là Mekong Delta Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan, cho rằng khi nhắc đến Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Cà Mau… thì nhà đầu tư sẽ không biết những địa phương này ở đâu. Thế nhưng, khi nói đến Mekong Delta (ĐBSCL) thì ai cũng biết, bởi đây là một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp kêu gọi 13 địa phương ĐBSCL cần phải kết nối lại với nhau vì chẳng hạn nhà đầu tư khi đầu tư vào lĩnh vực lúa gạo thì họ sử dụng nguyên liệu của cả vùng, chứ không riêng tỉnh thành nào, trong khi đó, địa phương lại kêu gọi, giới thiệu riêng lẻ.

“Phải đặt thương hiệu của từng tỉnh nhỏ lại một chút, dành cho thương hiệu lớn hơn là Mekong Delta”, Bộ trưởng cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng, nền nông nghiệp ĐBSCL đang chịu “lời nguyền” manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, thậm chí cách quản lý từ Trung ương đến địa phương, từ kết nối bên trong của Nhà nước cho đến sáng kiến cộng đồng, sáng kiến của nhà khoa học cũng manh mún.

Thành ra, kết nối đồng bằng không phải là kết nối 13 địa phương, mà kết nối những con người tâm huyết với đồng bằng từ cơ quan quản lý đến doanh nghiệp, tới các nhà khoa học.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, việc thành lập Ban Chỉ đạo và Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL, trước mắt là hàng tháng và tiến tới hàng tuần có những sự kiện, những hoạt động, tạo thành một không gian mở để các nhà khoa học, các doanh nghiệp đến để giao lưu và trao đổi. 

Bắt đầu từ ý tưởng, từ ý tưởng thành sáng kiến, từ sáng kiến thành kế hoạch, hành động. Kế hoạch, hành động là kết tinh tư duy chiến lược của Trung ương, kết tinh cả kiến thức, tri thức, kinh nghiệm của các nhà khoa học; các viện, trường trong và ngoài Bộ NN-PTNT ở khu vực ĐBSCL.

Bộ trưởng nhấn mạnh, nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng các cơ chế, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi quản lý của Bộ NN-PTNT đáp ứng yêu cầu phát triển vùng ĐBSCL. Các giải pháp nâng cao hiệu quả điều phối phát triển vùng theo Nghị quyết số 120/2017/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó còn giúp kết nối doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu. Kết nối kết chuỗi ngành hàng, hỗ trợ nâng cao chất lượng HTX, hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, điều phối vận hành các công trình thủy lợi đảm bảo đồng bộ toàn hệ thống, hỗ trợ chuyển đổi số nông nghiệp cấp vùng.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo cũng sẽ hỗ trợ điều phối các dự án tài trợ quốc tế có tính liên tỉnh, liên vùng, kết hợp hài hòa giữa đầu tư công trình và các giải pháp phi công trình, mở ra không gian kinh tế nông thôn. Từ đó tạo ra sức mạnh trong việc liên kết vùng ĐBSCL, mở ra không gian kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện đại.

Các liên kết được Ban Chỉ đạo xem là mục tiêu chính, cụ thể đó là: Nguồn nước, hạ tầng, sản phẩm theo chuỗi giá trị từ sản xuất tới chế biến, tiêu thụ. Liên kết khoa học công nghệ, thị trường, nguồn lực, đào tạo lao động. Theo đó nhằm tạo ra những sản phẩm nông sản cho khu vực ĐBSCL có giá trị kinh tế cao đủ sức cạnh tranh ở hầu hết thị trường trên thế giới.

Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL là nơi kết nối doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL là nơi kết nối doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặt nhiều kỳ vọng 

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết, Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đặt tại TP Cần Thơ - trung tâm của vùng ĐBSCL với nhiều kỳ vọng đưa vùng đất Chín Rồng phát triển vượt bậc.

ĐBSCL là vùng trọng điểm ngành hàng quy mô lớn lúa gạo, thủy sản nhưng thời gian qua còn manh mún do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa tạo ra quy mô tập trung lớn. Kỳ vọng trong thời gian tới Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL tạo được sự liên kết vùng và có định hướng cho từng địa phương về tổ chức sản xuất.

Ông Hè dẫn chứng, vừa qua một số ngành hàng nông nghiệp cũng có tiếng, tạo ra một số sản phẩm OCOP có thương hiệu nhưng chưa tương xứng tầm vóc ở khu vực ĐBSCL. Mỗi tỉnh đều có sản phẩm OCOP nhưng hàng hóa na ná nhau, tỉnh này giống tỉnh kia, chưa tạo ra sản phẩm OCOP cạnh tranh trên thị trường và thế giới.

Ông Lê Thanh Tùng (thứ tư từ trái sang), Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt làm Chánh Văn phòng Điều phối nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Thanh Tùng (thứ tư từ trái sang), Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt làm Chánh Văn phòng Điều phối nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kỳ vọng tiếp theo ở Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL là phải có định hướng, dẫn dắt cho từng tỉnh tạo ra sức mạnh trong liên kết sản xuất nông nghiệp trong vùng ĐBSCL. Đồng thời thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp lớn để tạo ra một chuỗi cung ứng nông sản lớn hướng đến xuất khẩu.

Ông Hè cũng mong Ban Chỉ đạo tham mưu cho Thủ tướng đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cho ĐBSCL trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết 120 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần có mô hình nông nghiệp chủ đạo

GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, cho rằng, muốn kết nối các địa phương vùng ĐBSCL, cần xác định mô hình nông nghiệp chủ đạo của ĐBSCL là gì? Trong nhiều năm qua, chúng ta còn lúng túng vấn đề này. Ngay cả đối với ngành thủy sản, chúng ta chưa biết nuôi tôm công nghiệp, quảng canh hay tôm rừng là chủ đạo? Đất nước nào cũng vậy, vùng nào cũng vậy, đều có nhiều mô hình nông nghiệp cùng tồn tại với nhau nhiều năm nhưng cần có mô hình chủ đạo. 

Tôi thấy rằng, cái gì chậm thì chậm, nhưng kết nối ĐBSCL không thể chậm vì hiện cả người tiêu dùng quốc tế và trong nước đều chuyển đổi sang tiêu dùng xanh mà mình cứ sản xuất kiểu cũ thì rất khó có thị trường tiêu thụ. Do vậy, việc tăng cường liên kết, kết nối thị trường là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường và sự chuyển đổi nhanh trong xu thế tiêu dùng thế giới.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.