| Hotline: 0983.970.780

Ra mắt Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Thứ Hai 28/03/2022 , 06:37 (GMT+7)

Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL có nhiệm vụ đề xuất với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT các cơ chế, chính sách, quản lý, giúp phát triển vùng ĐBSCL bền vững.

Bộ NN-PTNT họp chính thức ra mắt Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025 do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng ban. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ NN-PTNT họp chính thức ra mắt Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025 do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng ban. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hôm nay (28/3), tại TP Cần Thơ, Bộ NN-PTNT chính thức ra mắt Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025. Sự kiện này khẳng định quyết sách đi đôi với hành động của Bộ NN-PTNT.

Trước đó, ngày 24/2, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2020 - 2025 do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng ban. 

Nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng các cơ chế, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi quản lý của Bộ NN-PTNT đáp ứng yêu cầu phát triển vùng ĐBSCL. Các giải pháp nâng cao hiệu quả điều phối phát triển vùng theo Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các liên kết được Ban Chỉ đạo xem là mục tiêu chính, cụ thể đó là: Nguồn nước, hạ tầng, sản phẩm theo chuỗi giá trị từ sản xuất tới chế biến, tiêu thụ. Liên kết khoa học công nghệ, thị trường, nguồn lực, đào tạo lao động. Theo đó nhằm tạo ra những sản phẩm nông sản cho khu vực ĐBSCL có giá trị kinh tế cao đủ sức cạnh tranh ở hầu hết các thị trường trên thế giới. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (đứng) phát biểu tại buổi ra mắt Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (đứng) phát biểu tại buổi ra mắt Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt, ngày 6/3 vừa qua, Bộ NN-PTNT cùng UBND các tỉnh, thành ĐBSCL đã ký kết chương trình phối hợp về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hy vọng rằng, đến năm 2025, cùng với hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng nông nghiệp, hạ tầng xã hội, giáo dục, nguồn nhân lực, tư duy liên kết vùng sẽ quyết định sự phát triển bền vững cho vùng ĐBSCL. 

Nói về sự cần thiết ra đời Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL, ông Nguyễn Văn Sử, Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ, cho rằng, ngày 11/1/2022 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 45/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Trong đó, có việc thành lập Trung tâm nghiêu cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ. Với chính sách này, ngành nông nghiệp của ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng rất kỳ vọng và xem đây là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

TS. Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, chia sẻ mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL. Đây là bản quy hoạch tích hợp cấp vùng đầu tiên của cả nước. Điều đó cộng với nhu cầu phát triển vùng ĐBSCL, vấn đề đầu tư là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, nó đặt ra yêu cầu ngoài thu hút nguồn lực đầu tư thì việc điều phối tăng cường liên kết vùng và liên kết giữa vùng ĐBSCL và TP. HCM cũng như các vùng miền trong cả nước là hết sức cần thiết.

Ngày 28/3, tại TP Cần Thơ Bộ NN-PTNT chính thức ra mắt Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 28/3, tại TP Cần Thơ Bộ NN-PTNT chính thức ra mắt Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cách nay chưa lâu sự kiện khánh thành công trình thuỷ lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 đã đưa đến sự phấn khích của gần 18 triệu người dân ĐBSCL chào đón tin vui từ những quyết sách lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Cùng với tâm lý phấn chấn, lạc quan, còn bao nỗi niềm, băn khoăn về nông nghiệp ĐBSCL và cũng là sự trăn trở của Thủ tướng Chính phủ tại nhiều hội nghị, các cuộc gặp gỡ với các địa phương và nhân dân trong vùng ĐBSCL. Do đó, đã đến lúc ĐBSCL cần có cách nghĩ mới hơn, khác hơn, lớn hơn, táo bạo hơn để kích hoạt vùng đất giàu tiềm năng này.

Cho đến nay có thể khẳng định mọi hoạt động của Bộ NN-PTNT, từ chủ trương dài hạn đến giải pháp ngắn hạn đều xoay quanh người nông dân, lấy lợi ích và cuộc sống của người nông dân làm trung tâm đo lường cho hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bởi lẽ, chính mỗi người nông dân sẽ trực tiếp quyết định năng suất của ruộng đồng, thu hoạch của vườn cây, tăng trưởng của nông sản, giá trị của xuất khẩu, và cả sự thịnh vượng của sông nước miền Tây Nam bộ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (thứ 2 từ phải sang) kiểm tra các hạng mục công trình tại Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (thứ 2 từ phải sang) kiểm tra các hạng mục công trình tại Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ sẽ hỗ trợ điều phối công tác quy hoạch sản xuất, chuẩn hoá vùng nguyên liệu. Kết nối doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu. Nối kết chuỗi ngành hàng, hỗ trợ nâng cao chất lượng hợp tác xã, hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Điều phối vận hành các công trình thuỷ lợi đảm bảo đồng bộ toàn hệ thống. Hỗ trợ chuyển đổi số nông nghiệp cấp vùng. Ngoài ra, cũng sẽ hỗ trợ điều phối các dự án tài trợ quốc tế có tính liên tỉnh, liên vùng, kết hợp hài hoà giữa đầu tư công trình và các giải pháp phi công trình, mở ra không gian kinh tế nông thôn (Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan).

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.