| Hotline: 0983.970.780

Kiến nghị gỡ khó vì gạo mắc kẹt tại cảng

Thứ Sáu 17/04/2020 , 09:37 (GMT+7)

Nhiều địa phương kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ tiêu thụ lúa gạo cho nông dân và DN trong giai đoạn khó khăn này. Vì lượng gạo xuất khẩu nằm chờ ở cảng.

An Giang kiến nghị không đưa mặt hàng gạo nếp và gạo Japonica (hạt tròn), chủng chất lượng cao vào nhóm mặt hàng hạn chế xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang kiến nghị không đưa mặt hàng gạo nếp và gạo Japonica (hạt tròn), chủng chất lượng cao vào nhóm mặt hàng hạn chế xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

DN xuất khẩu gạo gặp khó

Theo Sở Công Thương An Giang, qua rà soát, nắm thông tin nhanh từ các DN xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh cho biết Tổng Cục Hải quan mở Hệ thống thông quan hàng hóa tự động để DN kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu gạo vào lúc 02h00 sáng ngày 12/4/2020 là ngày Chủ nhật.

Đồng thời, Tổng Cục Hải quan cũng không công bố thời gian mở Hệ thống thông quan hàng hóa tự động.

Vì lẽ đó, phần lớn DN xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang không biết và cũng không thể thực hiện đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu gạo để tham gia vào sản lượng 400 ngàn tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4/2020 của cả nước.

Cụ thể: Tổng sản lượng của 4 DN xuất khẩu đã thực hiện đăng ký tờ khai Hải quan vào ngày 12/4/2020 là 15.800 tấn gạo, chiếm 15% tổng sản lượng gạo, nếp có hợp đồng giao hàng trong quý II/2020 của 10/13 DN trong tỉnh và 2 DN ngoài tỉnh (103.093 tấn gạo, nếp), chiếm 17,8% sản lượng gạo của các hợp đồng giao hàng trong quý II/2020 của 10/13 DN nhưng chưa đăng ký tờ khai và đóng container (88.966 tấn gạo, nếp).

Trong đó, 2 DN xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang đã thực hiện đăng ký 3 tờ khai Hải quan là 3.100 tấn gạo, chiếm 2,25% sản lượng gạo xuất khẩu của các hợp đồng giao hàng trong tháng 4/2020 nhưng chưa đăng ký tờ khai và đóng container (47.928 tấn gạo, nếp).

Hai DN xuất khẩu gạo ngoài tỉnh (Cty CP LT Bình Định và Cty CP Quốc tế Gia thực hiện đăng ký tờ khai tại Hải quan Cảng Mỹ Thới) nhưng có kho trên địa bàn tỉnh An Giang đã thực hiện đăng ký 5 tờ khai hải quan xuất khẩu gạo tại Hải quan cảng Mỹ Thới là 12.700 tấn gạo.

Do đó, sau khi trừ sản lượng đã đăng ký tờ khai xuất khẩu ngày 12/4/2020 thì sản lượng gạo, nếp có hợp đồng giao hàng trong quý II/2020 của các DN nhưng chưa được xuất khẩu khoảng 87.294 tấn.

Trong đó, sản lượng gạo, nếp trước đây đã đăng ký tờ khai nhưng đến nay tờ khai đã hết hiệu lực khoảng 458 tấn, sản lượng gạo đã đóng container nhưng chưa đăng ký tờ khai khoảng 970 tấn.

Sản lượng gạo, nếp của các hợp đồng giao hàng trong tháng 4/2020 khoảng 44.828 tấn, sản lượng gạo, nếp của các hợp đồng giao hàng trong tháng 5/2020 khoảng 32.481 tấn, sản lượng xuất khẩu gạo, nếp của các hợp đồng giao hàng trong tháng 6/2020 khoảng 8.557tấn.

Ngày 13/4, Sở Công Thương An Giang đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép 78.737 tấn gạo, nếp của các DN xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang có hợp đồng xuất khẩu đến tháng 5/2020 được tham gia vào tổng sản lượng gạo được xuất khẩu trong tháng 5/20202 của cả nước.

"Mục đích hỗ trợ tiêu thụ lúa, nếp cho nông dân và DN, góp phần ổn định đời sống của người dân. Giúp DN vượt qua khó khăn trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của DN như hiện nay, giúp tiếp tục duy trì các chuỗi liên kết tiêu thụ lúa, nếp giữa nông dân và DN", ông Nguyễn Minh Hùng, GĐ Sở Công thương An Giang cho biết.

Đối với những lô hàng chưa thực hiện thông quan xuất khẩu, đã làm ảnh hưởng lớn các hợp đồng xuất khẩu của DN đã ký kết trước đó. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối với những lô hàng chưa thực hiện thông quan xuất khẩu, đã làm ảnh hưởng lớn các hợp đồng xuất khẩu của DN đã ký kết trước đó. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Không đưa mặt hàng gạo nếp và gạo Japonica (hạt tròn), chủng chất lượng cao vào nhóm mặt hàng hạn chế xuất khẩu.

Lý do vì tỉnh An Giang có diện tích gieo trồng nếp hàng năm khoảng 115.000 ha, tương đương 747.500 tấn nếp chưa bóc vỏ và khoảng 10.000 ha lúa Japonica (hạt tròn) như: D9S1, Hana, Kinu, Akita… sản lượng 75.000 tấn lúa/ năm.

Do mục tiêu sản xuất hai loại sản phẩm này chủ yếu để XK, từ nhiều năm nay nông dân và DN đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất-tiêu thụ có hiệu quả. Trường hợp không xuất khẩu được thì rất khó tiêu thụ trong nước do nhu cầu không nhiều...

Thất thoát khoảng 260 - 350 triệu đồng/ngày

Ông Nguyễn Minh Toại, GĐ Sở Công thương TP. Cần Thơ cho biết, khi Tổng cục Hải quan mở cửa hệ thống khai báo trở lại cho ngành xuất khẩu gạo, thì đến sáng ngày 12/4/2020 thì DN phản ảnh Tổng cục Hải quan thông báo số lượng khai báo đã lấp đầy 400 ngàn tấn.

Do đó các DN trên địa bàn chưa mở được tờ khai Hải quan để thông quan xuất khẩu hàng hóa, hiện nằm chờ xuất khẩu tại các cảng.

Nhiều DN xuất khẩu gạo ở Cần Thơ do không xuất được nên thất thoát khoảng 260-350 triệu đồng/ngày tiền kho bãi nằm kẹt ở cảng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều DN xuất khẩu gạo ở Cần Thơ do không xuất được nên thất thoát khoảng 260-350 triệu đồng/ngày tiền kho bãi nằm kẹt ở cảng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến ngày 15/4 theo báo các của các DN lượng hàng hóa lưu tại kho của 41 DN xuất khẩu gạo trên địa bàn dự trữ phục vụ kinh doanh ướt đạt 85.952 lúa, và 359.411 tấn gạo, hợp đồng ký kết phải giao ước khoảng 216.776 tấn.

Trong đó số lượng được chuyển đến cảng khoảng 25.965 tấn (chưa mở tờ khai Hải quan) thị trường chủ yếu là Indonesia, Philippines, Malaysia, Papua New Guinea, Hong Kong, Quatar, Nga, UAE, Ghana, Mỹ…

Đối với những lô hàng chưa thực hiện thông quan xuất khẩu, đã làm ảnh hưởng lớn các hợp đồng xuất khẩu của DN đã ký kết trước đó. Từ đó uy tính của các DN bị tác động rất lớn trong việc cân đối tài chính.

Các chi phí phát sinh khi hàng hóa đang nằm chờ tại cảng gồm: Phí lưu Cont, lưu bãi (khoảng 300 ngàn đồng/Cont (25 tấn)/ngày, tiền phạt chậm giao hàng, đồng vốn bị đọng, không thể trả cho nông dân trong khi các DN đã đặt cọc tiền mua lúa vụ tới, tiền lãi suất ngân hàng, đáo hạn ngân hàng…

Đây là gánh nặng cho DN. Ước tính chi phí lưu bãi, lưu Cont, tiền phạt, tiền đóng công…thất thoát khoảng 260-350 triệu đồng/ngày (đối với DN, tùy vào số lượng hàng nằm tại cảng).

Lúa gạo đang chất đầy kho của nhiều DN ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lúa gạo đang chất đầy kho của nhiều DN ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhằm để thảo gỡ khó khăn cho DN xuất khẩu lúa gạo trên đại bàn TP Cần Thơ, ông Toại đã gửi công văn ngày 14/4 kiến nghị Bộ Công thương, Bộ Tài chính tạo điều kiện để giải quyết hàng hóa nằm trên các cảng.

Trước mắt cần ưu tiên một là thực hiện mở tờ khai và thông quan đối với lượng gạo xuất khẩu đang mắc kẹt ngoài cảng của 10 DN với số lượng 25.965 tấn, từ ngày 23/3-30/3.

Ưu tiên thứ hai, thực hiện mở tờ khai và thông quan đối với lượng gạo xuất khẩu phải giao trong tháng 4/2020 cho 14 DN với số lượng 50.000 tấn từ ngày 1/4-10/4.

Còn từ ngày 10/4 trở về sau thực hiện thông quan theo quy định của Chính phủ.

Xem thêm
Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh

Hội Soóng cọ là ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ (tỉnh Quảng Ninh), thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia hưởng ứng.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.