| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu gạo có định mức: Doanh nghiệp, nông dân đồng tình

Thứ Tư 01/04/2020 , 05:45 (GMT+7)

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ của đoàn kiểm tra Bộ Công thương đề nghị cho XK gạo trở lại với định mức 400.000 tấn/tháng trong tháng 4, 5, DN và nông dân phấn khởi.

Lượng gạo hàng hóa của vụ ĐX có thể xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn.

Lượng gạo hàng hóa của vụ ĐX có thể xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn.

Ông Võ Quốc Hưng, Phó Giám đốc công ty TNHH Phước Đạt (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang): Tôi thấy cho xuất như vậy là hợp lý

 

Theo tôi các doanh nghiệp sẽ đón gió ở vụ HT tới. Khoảng tháng 5, một số địa phương sẽ bước vào thu hoạch lúa HT lúc đó lúa hàng hóa nhiều lên, khả năng Chính phủ sẽ nới lỏng và gia tăng sản lượng gạo được XK. Thời điểm đó DN sẽ thu mua nhiều hơn.

Hiện nay, các DN sẽ không dám ký hợp đồng mới mà chủ yếu là giải quyết các hợp đồng cũ. Vì vậy, mức 400.000 tấn vừa kiểm soát được lượng lúa gạo, đảm bảo an ninh lương thực, vừa giải quyết được nhu cầu XK cho DN, thúc đẩy giá lúa tăng.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang): Đánh giá lại là cần thiết

Từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp chúng tôi đã ký hợp đồng XK 55.000 tấn gạo. Đến nay, đã thu mua được 35.000 tấn lúa, XK được 20.000 tấn, còn tiếp tục thu mua thêm 20.000 tấn.

Chủ trương trước đó tạm hoãn XK để đánh giá lại tình hình là cần thiết, cũng là để giảm áp lực XK gạo quá nhiều như thế này.

Hiện giá gạo IR 50404 dao động khoảng 9.600-9.700 đồng/kg. Năm nay, DN chủ yếu XK các loại gạo cao cấp, gạo thơm là chính, thị phần của gạo IR 50404 giảm còn dưới 20%.

Ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng: Đây là cơ hội xuất khẩu với mức giá cao

 

Khi có thông tin Việt Nam tiếp tục XK 400.000 tấn gạo trong tháng 4, bà con nông dân rất phấn khởi.

Trước đó, để đảm bảo an ninh lương thực trong tình hình dịch bệnh, Chính phủ chỉ đạo tạm thời ngưng XK gạo, nhưng đó chỉ là tạm thời thôi chứ không cấm XK. Nhiều nông dân chưa nắm rõ nên lo lắng khiến giá lúa giảm.

Ngay sau đó, Bộ Công thương kết hợp với các bộ ngành có liên quan, sau khi cân đối sản lượng dự trữ đảm bảo an ninh lương thực đã đề nghị XK có định mức. Đa số DN đã ký hợp đồng XK, nếu không xuất DN sẽ bị thiệt hại rất lớn.

Hơn nữa, nếu ngưng XK gạo, lúa sẽ không đầu ra, giá lúa giảm nông dân khổ. Có thể nói đây là cơ hội XK gạo với mức thu mua giá lúa tốt hơn giúp nông dân. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 50 DN đang thu mua lúa gạo của bà con nông dân.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu: Có giống lúa tăng gần 1.000 đồng/kg, nông dân vui

 

Mặt dù vụ lúa ĐX năm nay bà con nông dân đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt, nhưng nhờ chủ động ứng phó kịp thời, nông dân thu hoạch lúa đạt năng suất rất cao từ 6,2 - 7,5 tấn/ha.

Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo cho tiếp tục XK lúa gạo, nên giá lúa gạo trong thời gian qua tăng cao, có giống tăng gần 1.000 đồng/kg, nông dân rất vui mừng phấn khởi vì trúng mùa được giá. Có thể nói vụ lúa ĐX trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm nay thắng lớn.

Ông Nguyễn Phước Thiện, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp: Giá lúa thấp nông dân bỏ ruộng mới lo

 

Sau khi có ý kiến của các tỉnh, thành ĐBSCL, DN, đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công thương chủ trì đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành XK gạo trong thời gian tới cho phép tiếp tục XK gạo trong tháng 4 và 5 mỗi tháng 400.000 tấn.

Theo đó, giá lúa ĐX cuối vụ tại tỉnh Đồng Tháp tăng trở lại từ 100-300 đồng/kg. Vụ lúa ĐX 2019-2020 đến nay địa phương đã thu hoạch 190.000/202.000ha, năng suất từ 7,1-7,5 tấn/ha, tăng 0,1 tấn/ha so với cùng kỳ năm rồi. Có thể nói vụ lúa ĐX năm nay nông dân Đồng Tháp thắng lợi cả về giá và năng suất.

Trong bối cảnh hiện nay đang khó khăn và dịch bệnh nếu lúa gạo không XK được sẽ ảnh hưởng rất lớn cho DN và nông dân.

Vì hiện nay các DN trong tỉnh đã có những đơn hàng ký trước đó, trong kho DN đã có lúa gạo chất đầy, chỉ cần 2 tháng nữa lúa hè thu sẽ thu hoạch. Khi DN đầy kho sẽ không thu mua lúa của dân nữa lúc đó giá tự động giảm mạnh.

Tôi kiến nghị, nếu XK hạn chế cần có phương án lâu dài hơn đó là tạm trữ lúa gạo cho dân trong thời điểm dịch bệnh, sau khi hết dịch người dân có lúa để bán và đảm bảo thu nhập.

Chỉ cần lúa có giá nông dân sẵn sàng ra đồng ngủ giữ lúa. Chứ giá lúa thấp nông dân bỏ bê ruộng đồng mới lo mất an ninh lương thực.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất