| Hotline: 0983.970.780

Làm phim cổ trang như một cuộc chơi tốn kém

Thứ Sáu 28/02/2020 , 10:20 (GMT+7)

Làm phim cổ trang luôn tốn kém và phức tạp gấp 10 lần phim bình thường, vì bối cảnh lẫn phục trang đều phải bắt đầu tư con số không

Dự án phim

Dự án phim "Kiều" hẹn qua mùa dịch sẽ khởi quay!

Sau đợt tuyển chọn diễn viên khá tưng bừng cuối năm 2019, dự án phim “Kiều” hầu như án binh bất động suốt hai tháng đầu năm 2020.

Ngoài yếu tố ảnh hưởng của Covid-19, thì dự án phim “Kiều” cũng đối diện với nhiều thách thức không dễ vượt qua. Đó cũng là khó khăn chung của giới điện ảnh muốn thử sức với thể loại phim cổ trang rất tốn kém.

Hơn 10 năm trước, khi thành lập hãng phim Tincom thì diễn viên Mai Thu Huyền đã đặt hàng kịch bản chuyển thể tác phẩm “Truyện Kiều” lên màn ảnh. Tâm huyết thì không ai phủ nhận, nhưng từ thơ sang phim hoàn toàn không đơn giản.

Ban đầu kịch bản “Kiều” lên kế hoạch làm một bộ phim truyền hình 40 tập nhưng tính tới tính lui đều không khả thi.

Không muốn lãng phí khoản tiền đã chi trả cho những người biên kịch, nhà sản xuất Mai Thu Huyền quyết định chuyển “Kiều” thành một phim truyện điện ảnh để chiếu rạp trong năm 2020, nhân kỷ niệm 200 năm thi hào Nguyễn Du qua đời, với suy tư: “Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng, ai cũng biết nên đôi khi mọi người đặt quá nhiều kỳ vọng. Ngoài ra, khán giả đã biết hết số phận của nhân vật như thế nào nên khi làm phim, người làm phim phải làm sao cho tác phẩm có những yếu tố sáng tạo, để người xem có thể thấy được những điều mới mẻ. 

Không chỉ vậy, việc truyện thơ chuyển thành phim cũng khó khăn hơn nhiều so với tiểu thuyết. Yếu tố cổ trang cũng quan trọng và tốn kém từ bối cảnh, phục trang. Tôi sẽ phải nghiên cứu kỹ, có sự đầu tư tương xứng vì nếu làm hời hợt hoặc không tới, sẽ oan uổng một tác phẩm lớn!”

Cũng là một trong những người được hãng phim Tincom mời tham gia dự án phim Kiều trước đây, đạo diễn Lưu Trọng Ninh có lẽ không còn duyên với những bộ phim ganh đua khốc liệt trên thị trường điện ảnh, nên vẫn giữ nguyên ý định làm phim truyền hình “Kiều”.

Dĩ nhiên, đạo diễn Lưu Trọng Ninh phải tìm đối tác khác, nhưng quan niệm thẩm mỹ cho phim truyền hình “Kiều” thì vẫn nhất quán như xưa: “Tôi sẽ không tả nhân vật theo kiểu 300 năm trước cho người ngày nay xem. Chúng tôi không có nhiệm vụ làm phim lịch sử.

Cô Kiều của tôi sẽ không ủy mị theo kiểu “đau đớn thay phận đàn bà”. Dự định phim bắt đầu bằng cảnh Kiều gặp gỡ Đạm Tiên. Dù đó là hình bóng tương lai của Kiều, nhưng cô sẽ không tin hay sợ trước lời nhắn của “ma không chồng”.

Khi bước vào thế giới cạm bẫy, dù bị dìm xuống liên tục thì Kiều vẫn sẽ mạnh mẽ, không hề sợ sệt để vùng lên. Các nhân vật cũng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn, mang hơi thở thời hiện đại. Ví dụ, Thúy Vân khi lấy Kim Trọng cuối phim sẽ có thể có những đau đớn day dứt. Chứ nếu dễ dàng như trong truyện thì lớp trẻ làm sao đồng tình được!”

Hai phiên bản khác nhau, “Kiều” phim truyện điện ảnh và “Kiều” phim truyện truyền hình, nếu có cơ hội cùng xuất hiện, thì cũng là điều thú vị cho công chúng. Thế nhưng, trở ngại không nhỏ cho dự án “Kiều” cũng như dòng phim cổ trang Việt, đó là tính riêng của bản sắc Việt.

Bởi lẽ, chỉ cần nao núng, thì phim cổ trang Việt sẽ y hệt phim cổ trang Tàu. Chính nguy cơ “giống Tàu” cũng khiến đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh dù đã kiếm được nguồn kinh phí 40 tỷ đồng để làm bộ phim truyền hình “Phật hoàng Trần Nhân Tông”, vẫn phải đắn đo: “Phục trang của nhà Trần tương đồng nhiều với trang phục của Trung Quốc nên để chuẩn bị cho việc này chúng tôi phải tổ chức một chiến dịch truyền thông để trình bày, giới thiệu những căn cứ, luận văn khoa học với sự tham gia của nhiều học giả nói về cách phục trang của thời Trần nhằm minh chứng và chỉ ra sự đồng nhất và tính khu biệt. Bởi các nước đồng văn đều mặc khá giống nhau nhưng mỗi dân tộc sẽ có những khác biệt đặc thù”.

Sự lo lắng ấy có cần thiết không? Rất cần thiết, vì bài học bi đát là bộ phim “Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long” được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để dàn dựng tại phim trường Hoành Điếm - Trung Quốc nhưng đành phải xếp vào kho, vì e ngại khi công chiếu thì khán giả sẽ nhầm với phim cổ trang Trung Quốc.

Phác thảo một nhân vật trong dự án phim

Phác thảo một nhân vật trong dự án phim "Phật hoàng Trần Nhân Tông".

Phim cổ trang Việt không phải đến bây giờ mới hình thành. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, chúng ta đã có những bộ phim gây tiếng vang như “Thủ lĩnh áo nâu”, “Đêm hội Long Trì” hoặc “Lá ngọc cành vàng”.

Đầu thế kỷ 21, một loạt phim truyền hình cũng khai thác cảm hứng cổ trang như “Lục Vân Tiên”, “Ngọn nến hoàng cung”, “Đò xuôi vạn lý” hoặc “Chúa Tàu Kim Quy”, “Huyền sử thiên đô”… Và có lẽ thành công nhất trong thời gian gần đây phải nhắc đến bộ phim “Long Thành cầm giả ca”.  

Không ít đạo diễn từng trổ tài với phim cổ trang, nhưng nhanh chóng tháo chạy mà không hẹn tái ngộ. Nguyên nhân chủ yếu là làm phim cổ trang luôn tốn kém và phức tạp gấp 10 lần phim bình thường, vì bối cảnh lẫn phục trang đều phải bắt đầu từ con số không, chưa kể phải giải quyết vướng mắc giữa lịch sử và huyền sử.

Xem thêm
Cuộc thi sắc đẹp đầu tiên dành cho người mẫu tạo bằng trí tuệ nhân tạo

Cuộc thi Nhà sáng tạo AI Thế giới của Fanvue nơi các 'thí sinh' được tạo bằng máy tính sẽ tranh tài dựa trên vẻ đẹp và sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Bayern Munich vs Arsenal: Hùm xám giành vé?

Trận tứ kết Champions League 2023/2024 giữa Bayern Munich vs Arsenal sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 18/04/2024 trên sân vận động Alianz Arena.

U23 Việt Nam thắng 3-1 U23 Kuwait: Càng đá càng hay

U23 Việt Nam đã có chiến thắng quan trọng mở màn chiến dịch VCK U23 Châu Á trước U23 Kuwait vởi tỷ số 3-1.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.