| Hotline: 0983.970.780

Làm sống lại các giá trị truyền thống

Thứ Năm 28/02/2019 , 15:05 (GMT+7)

Đó là một trong những nội dung trọng tâm tỉnh Hà Tĩnh hướng đến khi thực hiện đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

* Hơn 483 tỷ đồng dành cho OCOP

Sau khi tỉnh Quảng Ninh thực hiện thành công đề án OCOP, ngay lập tức Hà Tĩnh tổ chức một số đoàn cán bộ trực tiếp đến học hỏi kinh nghiệm của địa phương này. Đến cuối năm 2017, OCOP “made in Hà Tĩnh” bắt đầu thai nghén bằng những định hướng của lãnh đạo tỉnh trong các cuộc họp, như: “Việc quy hoạch phát triển SX phải hướng đến mỗi xã một sản phẩm”; “Mỗi xã phải chọn cho mình một sản phẩm, dịch vụ lợi thế để tập trung phát triển”…

12-58-50_nh2
Các sản phẩm đặc sản của Hà Tĩnh như nhung hươu, kẹo cu đơ, mật ong… bày bán tại cửa hàng OCOP

Tháng 11/2018, khi thời cơ chín muồi, đề án OCOP tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030 chính thức được khai sinh. Ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhấn mạnh, triển khai đề án OCOP, Hà Tĩnh tiếp tục xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện xây dựng NTM.

Người dân là chủ thể của quá trình thực hiện, thông qua HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức SX; phát huy sự chủ động, sáng tạo của cộng đồng, phát triển trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc thị trường, có sự định hướng, quản lý của Nhà nước.

Nhà nước sẽ khuyến khích, hỗ trợ chủ yếu theo kết quả đầu ra như: phần thưởng cho phát triển SX hàng hóa theo chuỗi giá trị từ SX – thu hoạch – chế biến – tiêu thụ; đồng thời, khơi dậy, cổ vũ tinh thần tự lực, sáng tạo khởi nghiệp của người dân.

“Nếu đề án này triển khai thành công, Hà Tĩnh sẽ làm sống lại các giá trị truyền thống của địa phương, tạo ra sản phẩm tốt, có thị trường bền vững, gia tăng giá trị SX và đương nhiên thu nhập người dân cũng sẽ tăng lên rất nhiều”, ông Sơn kỳ vọng.

Theo thông tin từ Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh, OCOP Hà Tĩnh sẽ thực hiện theo chu trình thường niên có sự phối hợp từ trên xuống và dưới lên. Cụ thể, từ trên xuống là Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, có chính sách, định hướng phát triển, đưa ra cách thức thực hiện, hướng dẫn và dành sẵn nguồn lực để hỗ trợ.

12-58-50_nh1
Kẹo cu đơ Phong Nga, một trong những sản phẩm được chọn thực hiện thí điểm chương trình OCOP

Cụ thể, nguồn lực để thực hiện đề án này (giai đoạn 2018 – 2020) lên đến hơn 483 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước gần 106 tỷ; vốn doanh nghiệp, cơ sở SX và xã hội hóa hơn 377 tỷ đồng. Còn dưới lên tức là dân đề xuất, dân bàn, dân làm và dân thụ hưởng.

Trước khi triển khai đề án đến cơ sở, năm 2018 Hà Tĩnh lựa chọn 6 sản phẩm làm điểm để nhân ra diện rộng, gồm: Bánh đa nem Thuận Kỷ; nem chua Ý Bình; nước mắm Phú Khương; nước mắm Lạch Kèn; cam Khe Mây và cu đơ Phong Nga.

Đến thời điểm này các cơ sở SX đã xây dựng, mở rộng và nâng cấp quy mô; thiết kế bộ nhận diện thương hiệu; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng phóng sự về mỗi loại sản phẩm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc; chuẩn hóa bao bì; vận hành chương trình giám sát, quản lý chất lượng ATVSTP…

Song song với phát triển sản phẩm, các địa phương cũng đã xây dựng 5 mô hình cửa hàng thương mại dịch vụ có liên kết với SX và chương trình OCOP, thu hút đông đảo người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm.

Phấn đấu có 70 sản phẩm, dịch vụ OCOP

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho rằng, OCOP Hà Tĩnh là đề án “mở”, luôn tạo ý tưởng cho những sáng tạo, khởi nghiệp.

Vì vậy, các cấp, các ngành, địa phương cần tổ chức quán triệt sâu rộng, tuyên truyền tập huấn làm thay đổi nhận thức của cộng đồng và chính quyền các cấp… nhằm đạt mục tiêu bao quát của đề án là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.

Phấn đấu để đạt mục tiêu năm 2019 có ít nhất 70 sản phẩm, dịch vụ tham gia chương trình OCOP; có tối thiểu 25 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP; ít nhất 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Hình thành 1 – 2 trung tâm bán sản phẩm OCOP…

 

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.