| Hotline: 0983.970.780

Lan tỏa mạnh mẽ phong trào xây dựng nông thôn mới ở Bình Thuận

Thứ Tư 11/12/2024 , 10:17 (GMT+7)

Năm 2024, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bình Thuận tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ và sâu rộng, đặc biệt là sự hưởng ứng của người dân.

Nhiều địa phương ở tỉnh Bình Thuận tích cực xây dựng nông thôn mới. Ảnh: KS.

Nhiều địa phương ở tỉnh Bình Thuận tích cực xây dựng nông thôn mới. Ảnh: KS.

Mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận đã có báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh này tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ và sâu rộng trên phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt là sự đồng lòng, hưởng ứng của người dân.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục hưởng ứng, phát động phong trào thi đua “chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và xây dựng các mô hình “dân vận khéo”, “nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “gia đình 5 không, 3 sạch” trên địa bàn dân cư.

Các địa phương đã đưa chỉ tiêu nông thôn mới vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ của đơn vị, ban hành kế hoạch triển khai cụ thể, rõ ràng, đúng hướng và gắn trách nhiệm tương ứng cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý, phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia, ủng hộ tích cực.

Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp trên địa bàn tỉnh với các chuyên đề: nông nghiệp thông minh, tuần hoàn trong xây dựng nông thôn mới; phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; kỹ năng lãnh đạo cộng đồng cho cán bộ cấp thôn, xã.

Khởi sắc vùng nông thôn mới ở Bình Thuận. Ảnh: KS.

Khởi sắc vùng nông thôn mới ở Bình Thuận. Ảnh: KS.

Sở NN-PTNT Bình Thuận đã phối hợp với các sở, ban, ngành tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, làm việc trực tiếp với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số công việc được giao. Ngoài ra nhiều sở, ngành cũng đã chủ động tổ chức kiểm tra, thẩm định các tiêu chí, chỉ tiêu được giao phụ trách.

Nhờ đó, đến nay lũy kế toàn tỉnh có 74/93 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (đạt trên 79%); có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt hơn 8%). Tiếp tục duy trì 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Phú Quý, Đức Linh).

Dự kiến đến hết năm 2024, tỉnh Bình Thuận có thêm 2 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (lũy kế có 12 xã) và có từ 3-4 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,54% (5.210 hộ) đạt kế hoạch. Liên kết theo chuỗi giá trị ngày càng phát triển; các Hợp tác xã ngày càng phát huy vai trò liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp. Các sản phẩm OCOP ngày phát triển, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập, mức sống của người dân. Đặc biệt, bộ mặt nông thôn có chuyển biến tích cực, người dân đồng tình ủng hộ ngày càng sâu rộng.

Năm 2025, tỉnh Bình Thuận đặt mục tiêu thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thêm 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; thêm 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; thêm 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, phấn đấu 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tánh Linh tận dụng thế mạnh đặc sản để xây dựng sản phẩm OCOP

Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã tận dụng những nông sản đặc trưng, thế mạnh như gạo, sầu riêng, yến sào…để xây dựng sản phẩm OCOP có giá trị.