| Hotline: 0983.970.780

Làng cổ Đông Hòa Hiệp - nơi hội tụ 'địa lợi - nhân hòa'

Thứ Hai 14/02/2022 , 10:04 (GMT+7)

Nằm bên bờ sông Cái Bè hiền hòa, phù sa màu mỡ, thấp thoáng trong vườn cây trái đặc sản quanh năm sum xuê là những ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm.

Từ hàng trăm năm trước, các bậc tiền bối đã nhìn ra vùng đất “địa lợi - nhân hòa” này để an cư. Đó là ngôi làng cổ Đông Hòa Hiệp, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

“Cửu đại mỹ gia”

Nằm trên tuyến đường TL875, cách QL1A khoảng 6km, làng cổ Đông Hòa Hiệp có 7 ấp, với gần 4.000 hộ gia đình. Xưa kia, người dân mưu sinh chủ yếu từ trồng cây ăn trái đặc sản như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng, măng cụt, nhãn, buởi... và các nghề thủ công truyền thống như bánh cốm, bánh tráng, bánh phồng… Nhưng từ nhiều năm nay, Đông Hòa Hiệp còn có nguồn thu nhập không nhỏ từ du lịch.

Làng nhà nhà cổ Đông Hoà Hiệp bên bờ sông Cái Bè nhìn từ trên cao. Ảnh: Phúc Lập.

Làng nhà nhà cổ Đông Hoà Hiệp bên bờ sông Cái Bè nhìn từ trên cao. Ảnh: Phúc Lập.

Vào đến Đông Hòa Hiệp, thấy không khí chợt dịu mát, không còn cảm giác ngột ngạt của đô thị. Những con đường bê tông không chỉ rợp bóng cây mà còn có hương thơm của nhiều loại hoa được trồng dọc 2 bên.

Ngoài những ngôi nhà cổ, những vườn cây trái sum xuê, Đông Hòa Hiệp còn được thiên nhiên ban tặng một vị trí “địa lợi”. Từ đây có thể dễ dàng lên xuồng, ghe đi đến các điểm du lịch ở Cái Mơn của tỉnh Bến Tre, Bình Hòa Phước ở Vĩnh Long. Nhờ vậy mà làng cổ Đông Hòa Hiệp trở thành điểm đến hấp dẫn.

'Cửu đại mỹ gia' của gia đình ông Trần Tuấn Kiệt. Ảnh: Phúc Lập.

"Cửu đại mỹ gia" của gia đình ông Trần Tuấn Kiệt. Ảnh: Phúc Lập.

Ngôi nhà cổ đầu tiên chúng tôi ghé tham quan là nhà họ Trần, tọa lạc tại số 22 Phú Hoà, ấp Phú Hòa. Người tiếp quản ngôi nhà là ông Trần Tuấn Kiệt, đời thứ 5 dòng họ Trần, cùng với họ Phan, đây là 2 dòng họ lớn nhất ở Đông Hòa Hiệp. Tiếc là năm 2011, ông Kiệt không may qua đời do bạo bệnh. Vợ ông, bà Lê Thị Chính, thay chồng tiếp quản và chăm sóc ngôi nhà.

Ngôi nhà nhà này nổi tiếng bậc nhất làng cổ bởi không chỉ là là một trong số ít ngôi nhà lâu đời nhất ở Đông Hòa Hiệp, mà còn được mệnh danh là “cửu đại mỹ gia” của Việt Nam. Tức 1 trong 9 ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam do tổ chức di sản văn hóa Jica Nhật Bản đánh giá năm 2002.

Bà Lê Thị Chính, vợ ông Kiệt trong ngôi nhà cổ. Ảnh: Phúc Lập.

Bà Lê Thị Chính, vợ ông Kiệt trong ngôi nhà cổ. Ảnh: Phúc Lập.

Theo thông tin từ bà Chính, ngôi nhà bắt đầu khởi công xây dựng năm 1828, và hoàn tất sau đó… 10 năm. Nhà có diện tích sử dụng gần 1.000m2, kiến trúc kiểu chữ Đinh với 3 gian, 2 chái, 108 cây cột, toàn bộ được làm từ các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm se. Tất cả đều được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Mái nhà lợp ngói âm dương, một hàng sấp, một hàng ngửa xen kẽ.

Kèo cột được thiết kế kiểu chồng rường đặc trưng. Phần liễn song hồng phía trước nhà được làm bằng gỗ căm se hình vuông xếp so le để lấy ánh sáng và khí trời. Các liễn đối bên trong và tranh treo tường đều được khảm xà cừ lộng lẫy. Nối liền các trụ chính của căn nhà là hệ thống bao lơn chạm trổ công phu từ những tấm gỗ vuông với họa tiết mô phỏng các hình thức sinh hoạt dân gian và tín ngưỡng văn hóa của người phương Nam.

Trong tất cả những ngôi nhà cổ, vật dụng trang trí đều có tuổi đời hơn trăm năm, được chạm khắc tinh xảo. Ảnh: Phúc Lập.

Trong tất cả những ngôi nhà cổ, vật dụng trang trí đều có tuổi đời hơn trăm năm, được chạm khắc tinh xảo. Ảnh: Phúc Lập.

“Nghe nói ngày xưa chỉ quan chức mới được làm nhà 5 gian, 2 chái?”, tôi hỏi. Bà Chính đáp: “Đúng rồi. Đây là 3 gian 2 chái, hay gọi là nhà 5 căn thôi. Còn nhà 5 gian 2 chái, tức là nhà 7 căn, chỉ có vua chúa, quan chức lớn của triều đình mới được làm. Dân thường, dù có tiền làm vài chục căn cũng không được làm 5 gian 2 chái. Ba chồng tôi kể lại là ông cố nội từng làm quan, nhưng là quan văn kiêm bốc thuốc giúp người nghèo nên cũng không giàu có để làm nhà to, chỉ đủ tiền mua nhà gỗ nhỏ có sẵn. Đến đời ông nội, do làm điền chủ, cũng giàu có nhưng lại không làm quan, nên ngôi nhà gỗ to sau này chỉ được làm như thế”, bà Chính nói.

Đông Hòa Hiệp có 7 ngôi nhà cổ xây dựng từ 150-220 năm trước như nhà ông Xoát, ông Kiệt, ông Ba Đức, ông Cai Huy, ông Mười Võ….ngoài ra, còn có 29 ngôi nhà khác tuổi đời từ 80-100 năm, 3 ngôi chùa và 1 ngôi đình.

Trăn trở

Một ngôi nhà cổ khác ở Đông Hòa Hiệp cũng nổi tiếng không kém nhà ông Kiệt, đó là nhà cổ Ba Đức (ông Phan Văn Đức), truyền nhân thứ 6 dòng họ Phan. Ngôi nhà xây dựng năm 1850 này ở số 155, ấp An Lợi, nằm sát bờ sông, quanh năm mát rượi gió trời.

Khác với kiến trúc đặc trưng Nam bộ của nhà ông Kiệt, nhà ông Ba Đức là sự kết hợp kiến trúc Đông - Tây. Bên ngoài xây kiểu Pháp, nhưng bên trong, toàn bộ vật dụng, từ mái đến nền nhà, đều là kiến trúc thuần Nam bộ với rường, cột, kèo gỗ, tất cả đều được chạm khắc tinh xảo.

Nhà cổ ông Ba Đức. Ảnh: Minh Tuấn.

Nhà cổ ông Ba Đức. Ảnh: Minh Tuấn.

Ngôi nhà cổ ông Ba Đức nổi tiếng bởi ngoài tuổi đời hơn 160 năm, nó còn có khuôn viên vườn rộng tới hơn 2ha, rợp bóng mát của cây và mùi hương của các loại cây kiểng.

Ông Ba Đức: 'Muốn phát triển du lịch, cần phải làm đồng bộ, có trách nhiệm, có tâm' (Ảnh chụp năm 2018). Ảnh: Phúc Lập.

Ông Ba Đức: "Muốn phát triển du lịch, cần phải làm đồng bộ, có trách nhiệm, có tâm" (Ảnh chụp năm 2018). Ảnh: Phúc Lập.

Bắt đầu từ năm 2006, làng cổ Đông Hòa Hiệp được tỉnh Tiền Giang chọn làm một trong những điểm phát triển du lịch nông thôn của tỉnh, ngôi nhà cổ của ông Ba Đức là 1 trong 2 ngôi nhà đầu tiên ở đây đăng ký dịch vụ du lịch Homestay và trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách nước ngoài. Phía sau nhà cổ, ông Đức xây 16 phòng nghỉ dưỡng với đầy đủ tiện nghi. Trong thời gian lưu trú, khách có thể tham gia các sinh hoạt hàng ngày với gia đình, làm vườn, đi chợ, cùng tham gia làm bếp với chủ nhà.

Khách du lịch tham quan nhà cổ ông ba Đức (Ảnh chụp năm 2018). Ảnh: Phúc Lập.

Khách du lịch tham quan nhà cổ ông ba Đức (Ảnh chụp năm 2018). Ảnh: Phúc Lập.

Nói về phát triển du lịch ở Đông Hòa Hiệp, chủ nhân những ngôi nhà cổ đều có những trăn trở, cho rằng vẫn chưa khởi sắc, chưa phát triển. Bởi cách làm chưa bài bản, chưa có tầm.

Theo ông Đức, du lịch ở Đông Hòa Hiệp đã phát triển từ khá lâu, mỗi năm có hàng trăm ngàn lượt khách đến. Nhưng không bài bản, mà chủ yếu vẫn mang tính tự phát, người dân liên kết với các công ty du lịch thống nhất chương trình du lịch theo yêu cầu của khách. Vì thế, sự phát triển chưa đồng đều, có những nhà cổ khách viếng thăm thường xuyên, cũng có những nhà khách chỉ ghé qua xem rồi đi chứ không lưu lại. Nguyên nhân là do nhận thức của các hộ làm du lịch, nên chất lượng sản phẩm du lịch chưa tốt, chưa làm hài lòng khách.

"Ngoài những ngôi nhà cổ là di sản của cha ông, ở đây còn có nhiều sản vật, trái cây ngon, món ăn dân dã của quê mình, rồi cả nét văn hoá đặc trưng vùng sông nước nữa. Khách nước ngoài đến đây họ rất thích, nhưng mình cũng cần phải có cái tâm, cái trách nhiệm, chứ nếu chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt thì người ta sẽ 1 đi không trở lại”, ông Phan Văn Đức.

Xem thêm
Vở xiếc 'Ầu Ơ - Thanh âm đầu đời' mừng đại lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM Vở xiếc 'Ầu Ơ - Thanh âm đầu đời' của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam ra mắt phục vụ khán giả TP Hồ Chí Minh nhân dịp mừng đại lễ 30/4 và 1/5.

Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm