| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề hối hả vào xuân

Thứ Hai 09/02/2015 , 10:06 (GMT+7)

Mỗi dịp tết đến xuân về, nghề sản xuất bánh phồng Sơn Sốc, Phú Ngãi và nghề đan giỏ bằng cọng dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre lại hối hả, tất bật vào vụ tết.

07-09-46_dscn1271
Giỏ bằng cọng dừa đựng quà tết rất hút hàng

Làng bánh phồng tăng tốc

Bà Lê Thị Thúy Hằng, Phó Chủ tịch xã Hưng Nhượng (Giồng Trôm, Bến Tre) cho biết: Tết là mùa làm ăn của bà con làng nghề bánh phồng Sơn Đốc.

Sản lượng bánh sản xuất đã tăng gần gấp đôi so với ngày thường. Từ 1 giờ sáng là 34 hộ sản xuất bánh phồng ở làng nghề này bắt tay vào công việc gút sạch gạo nếp, nấu xôi rồi đem tới lò quết. Bình quân một hộ sản xuất bánh phồng giải quyết việc làm từ 7 đến 12 lao động. 

Cứ 10 lít nếp cho ra 200 bánh, giá bán bình quân từ 15.000 - 20.000đ/10 cái, sau khi trừ tất cả chi phí người sản xuất có lãi khá. Hai năm trở lại đây, một vài công đoạn như quết bột, cán bánh đã được các hộ đầu tư máy móc.

Khi công nghiệp hóa về làng nghề đã làm giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, tăng lợi nhuận cho bà con. Trong thời gian tới, địa phương cùng với người sản xuất sẽ tìm cơ hội mở rộng thị phần, quy mô sản xuất và đầu tư mạnh trang thiết bị máy móc để đưa bánh phồng Sơn Đốc vươn xa hơn.

Còn ở xã Phú Ngãi (Ba Tri), nghề sản xuất bánh phồng đã hình thành trên 60 năm, được truyền qua nhiều thế hệ. Hiện tai, làng nghề có 57 hộ sản xuất thu hút khoảng 255 lao động thường xuyên. Hàng năm, cứ độ từ tháng 10 âm lịch là làng nghề tăng công suất sản xuất.

Dịp tết, bánh phồng tiêu thụ mạnh, tuy có vất vả, song thu nhập cũng tăng. Ông Lê Văn Tạo, ở ấp Phú Thuận, Phú Ngãi là đời thứ 3 làm bánh phồng chia sẻ: Bánh phồng bây giờ được sản xuất quanh năm, nhưng dịp tết phải tăng số lượng mới đáp ứng đủ đơn đặt hàng. Gần 1 tháng nay bà con sản xuất liên tục mới kịp giao hàng cho khách.

Ông Lê Văn Lột, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Ngãi cho biết: Làng nghề bánh phồng Phú Ngãi sản xuất khoảng khoảng 7 triệu cái/năm, doanh thu trên 15 tỷ đồng/năm, trung bình mỗi lao động trong làng nghề có thu nhập trên 20 triệu đồng/năm.

Bánh phồng có 2 loại: Bánh phồng mì và bánh phồng nếp. Muốn bánh ngon, thơm, quan trọng là khâu chuẩn bị nguyên vật liệu. Người làm bánh phải pha chế sao cho độ ngọt của đường và béo của dừa phải vừa đủ...

Làng đan giỏ giúp hộ nghèo có thu nhập

Đến làng nghề đan giỏ bằng cọng dừa ở các xã Phước Long, Sơn Phú, Hưng Phong...(Giồng Trôm) vào những ngày cận tết càng thấy sự hối hả của người dân. Hàng năm, làng nghề này cung ứng ra thị trường hàng triệu sản phẩm giỏ đựng quà tết. 

Bà Nguyễn Thị Trinh, ấp 5, xã Sơn Phú  cho biết: Nghề đan giỏ bằng cọng dừa là nghề dành cho lao động nghèo và nhàn rỗi, vì nó không cần nhiều vốn. Hộ nào nhiều vốn thì mua nguyên liệu về đan giỏ bán, còn ít vốn thì nhận nguyên liệu về đan gia công.

Công việc nhàn nhã không kể ngày hay đêm, phụ nữ hay người cao tuổi đều có thể làm được. Nguồn nguyên liệu cọng dừa phần lớn mua ở địa phương có giá từ 10.000 – 12.000đ/kg. Bình quân 1kg cọng dừa có thể sản xuất được từ 10 - 12 chiếc giỏ.

Giá bán giỏ loại nhỏ 3.500đ/chiếc, giỏ loại trung 4.500/chiếc, loại lớn 5.500đ/chiếc. Hộ tự mua nguyên liệu về sản xuất thu lợi nhuận 50%, còn thuê lao động đan giỏ thì chia đôi lợi nhuận.

Mỗi năm, một hộ gia đình ở làng nghề này sản xuất ra từ 10.000 - 15.000 chiếc giỏ cọng dừa. Nghề đan giỏ bằng cọng dừa tuy thu nhập không cao nhưng cũng đủ trang trải miếng ăn những lúc khó khăn đối với hộ nghèo.

Riêng ấp Hưng Quý, xã Hưng Phong có khoảng 350 hộ dân thì có hơn 100 hộ duy trì nghề đan giỏ bằng cọng dừa. Nơi đây có 3 cơ sở thu mua giỏ để tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Làng nghề dịp này bán được nhiều hàng nên tết cũng khá hơn.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.