| Hotline: 0983.970.780

Lấp lánh vẻ đẹp sành sứ ở chùa Chén Kiểu

Thứ Ba 24/11/2020 , 10:39 (GMT+7)

Khoảng 30 tấn chén, đĩa đã được ốp lên tường ngôi chùa cổ Sà Lôn (Wath Sro Loun theo tiếng Khmer) nên tên cổ tự này còn được gọi là 'chùa Chén Kiểu'.

Mỗi ngôi chùa ở Sóc Trăng là một "tác phẩm" kiến trúc riêng, đặc biệt chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên) là nơi trong nhiều thập niên các tăng ni và Phật tử sử dụng chính những mảnh chén, đĩa tạo nên các họa tiết trang trí ấn tượng, độc đáo.

Theo các cao niên ở đây thì có khoảng gần 30 tấn sành sứ phế liệu các loại đã được bà con trong các phum, sóc quyên góp, thu mua từ nhiều sử dụng để ốp lên các bức tường của ngôi chùa, khi xây dựng lại năm 1969.

Có những chiếc đĩa quý, còn tương đối nguyên vẹn được giữ nguyên ốp lên tường, cạnh những mảnh chén, đĩa vỡ, hoặc đập nhỏ tạo thành những hoa văn phối kết nổi bật trên tường ngôi chánh điện của chùa.

Chiến tranh từng làm hư hại nặng ngôi chùa cổ xây dựng từ năm 1895 và sự cần mẫn trong suốt 11 năm ròng rã dựng lại chùa, các nghệ nhân dân gian chưa từng học qua kỹ thuật ốp các loại men sứ lên tường, lý thuyết điêu khắc và mỹ thuật đã biến những mảnh vỡ bị lãng quên thành "kiệt tác" mảnh sành.

Năm 2012 chùa Chén Kiểu xây dựng thêm khu sala, trường học trong khuôn viên chùa và ước tính đã có khoảng 9.000 chiếc chén, đĩa tiếp tục được dùng để trang trí, ốp các bức tường những công trình này...

... nơi những mảnh sành sứ bỏ đi được các tăng ni và Phật tử của chùa tỉ mẩn chọn lựa, cắt dán trở nên hữu dụng, quanh năm phản chiếu ánh sáng mặt trời làm cho ngôi chùa bừng sáng, lung linh những mảng màu. Từng chi tiết nhỏ là ở những bức tường đều được các nghệ nhân chạm trổ bằng nhiều đường nét hoa văn tinh xảo, ma mị.

Kiến trúc nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ nhất ở mặt đứng, nơi các đầu cột ở bốn góc được trang trí hình tượng các tượng nữ thần có cánh Kâyno ở tư thế vươn lên đỡ lấy diềm mái, tạo sự chuyển tiếp giữa phương đứng của các cột và phương ngang của mái. Đây là sự phối kết hài hòa những hoa văn khảm sành sứ đẹp mắt trên cột, tường, cầu thang và mái chùa.

Dọc theo cầu thang là những chiếc chén, đĩa úp miệng vào nhau và đáy chén, đĩa được ốp vào tường.

Chén, đĩa trang trí ở "kiệt tác" mảnh sành này được tạo nên bởi sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của các vị chư tăng trong chùa cùng những nghệ nhân Khmer Nam Bộ.

Dọc lối dẫn vào ngôi chánh điện của chùa là hai hàng tượng có khuôn mặt tiên nữ Apsara tượng trưng cho sắc đẹp vĩnh hằng. Các cô gái Apsara duyên dáng, đầy đặn và căng tràn nhựa sống cũng chính là một biểu tượng cho tinh thần của người Khmer, nổi bật trên nền ngôi chánh điện khảm sành sứ.

Phía sau chùa là Khu vườn Phật Thích Ca giảng đạo và nhập Niết bàn, một quần thể kiến trúc gồm nhiều tượng Phật lớn nhỏ, mô phỏng khá sinh động về cuộc đời của Đức Phật.

Đọc sách cùng con thu hút hơn 1.300 học sinh, giáo viên

Đọc sách cùng con thu hút hơn 1.300 học sinh, giáo viên

Ảnh 13:21

HÀ TĨNH Hàng trăm phụ huynh đã cùng đọc sách với hơn 1.300 học sinh, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du trong Lễ phát động Ngày sách và Văn hoá đọc lần thứ 3 năm 2024.

Nơi thả hoa đăng tri ân Anh hùng Liệt sỹ trong Hành trình về Đất lửa

Nơi thả hoa đăng tri ân Anh hùng Liệt sỹ trong Hành trình về Đất lửa

Ảnh 14:13

Đây là hoạt động ý nghĩa của Quảng Trị Marathon 2024 để bày tỏ lòng biết ơn các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Biển Cửa Việt, nơi runner thư giãn trong Hành trình về Đất lửa Quảng Trị

Biển Cửa Việt, nơi runner thư giãn trong Hành trình về Đất lửa Quảng Trị

Ảnh 23:40

Biển Cửa Việt nằm ở vị trí thuận tiện, giao thông đi lại thuận lợi, cách thành phố Đông Hà khoảng 15km về phía đông, thuộc địa phận Gio Việt, huyện Gio Linh.

Những cung đường đặc biệt tại Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Những cung đường đặc biệt tại Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Ảnh 14:49

Quảng Trị Marathon 2024 đưa các vận động viên men theo dòng sông Thạch Hãn và qua các địa danh lịch sử hào hùng của đất lửa Quảng Trị.

6 ngôi nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng'

6 ngôi nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng'

Ảnh 14:26

Trong đêm, sáu nhà dân ở phường Vạn An, TP Bắc Ninh bị sạt lở xuống sông Cầu, nhà chức trách đã di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Độc đáo bánh trứng kiến vùng cao

Độc đáo bánh trứng kiến vùng cao

Ảnh 11:00

Tháng 4, mùa kiến nở rộ đẻ trứng cũng là dịp người dân ở Tuyên Quang đi thu hoạch trứng về làm bánh trứng kiến, món ăn thơm ngon, độc đáo của người vùng cao.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm