| Hotline: 0983.970.780

Đại lý 'ngàn tấn' khởi nghiệp từ đam mê nuôi heo tại xã Bom Bo

Thứ Ba 25/02/2025 , 15:44 (GMT+7)

Mô hình phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi của anh Lê Hữu Sơn giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.

“Người chăn nuôi cần phải đam mê với nghề và nhanh nhạy trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để đạt hiệu quả cao”. Đó là chia sẻ của anh Lê Hữu Sơn, chủ cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi và con giống tại thôn 3, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Mô hình phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi của anh Sơn không chỉ hỗ trợ nhiều nông dân phát triển kinh tế mà còn nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.

Anh Lê Hữu Sơn chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi heo cho khách hàng.

Anh Lê Hữu Sơn chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi heo cho khách hàng.

Anh cho biết, bản thân đã tiếp xúc với nghề chăn nuôi ngay từ nhỏ thông qua đại lý của gia đình. Những khó khăn và trăn trở mà bà con gặp phải đều được anh lắng nghe và thấu hiểu. Chính những trải nghiệm này đã trở thành động lực để anh quyết tâm học hỏi và theo đuổi với nghề.

Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, anh nhận thấy chăn nuôi hiệu quả ngoài vấn đề an toàn sinh học, hai yếu tố then chốt cần đảm bảo là con giống và thức ăn. Với quan điểm này, anh nỗ lực tìm kiếm các đơn vị cung cấp heo giống và cám chất lượng. Đặc biệt, sự hợp tác với Japfa vào năm 2023 đã giúp anh nâng cao hiệu quả chăn nuôi và liên tục phát triển. Đến nay, anh đã mở rộng 6 trang trại quy mô 7.000 heo thịt, hợp tác với nhiều cơ sở chăn nuôi, đồng thời nâng cấp thành nhà phân phối thức ăn cấp 1 của Japfa với sản lượng nghìn tấn mỗi tháng.

Anh Sơn (đứng thứ 3 từ bên trái sang) cùng Ban lãnh đạo Công ty Japfa Việt Nam tại Hội nghị tri ân khách hàng năm 2025. 

Anh Sơn (đứng thứ 3 từ bên trái sang) cùng Ban lãnh đạo Công ty Japfa Việt Nam tại Hội nghị tri ân khách hàng năm 2025. 

Chia sẻ lý do lựa chọn đồng hành cùng Japfa, anh Sơn cho biết đã hợp tác với vài công ty trước đó nhưng hiệu quả mang lại chưa đạt như kỳ vọng. Sau thời gian dài tìm hiểu về sản phẩm của Japfa cũng như trải qua quá trình chăn nuôi thử nghiệm đạt hiệu quả, anh Sơn quyết định chọn Japfa làm đối tác lâu dài.

Anh đánh giá: “Chất lượng heo giống của công ty khỏe mạnh và đồng đều. Khi kết hợp với thức ăn dinh dưỡng đã mang đến kết quả chăn nuôi vượt trội, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trên đàn heo đạt bình quân 2.25 đến 2.35 và khối lượng heo khi xuất chuồng luôn đạt khoảng 120 kg/con. Đồng thời, sự hỗ trợ nhanh chóng và nhiệt tình của đội ngũ kỹ thuật cùng chính sách linh hoạt của công ty giúp tôi tự tin đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi”.

Nhìn lại hành trình khởi nghiệp, anh đã trải qua không ít khó khăn và thách thức. Thời gian đầu khi mới bắt tay chăn nuôi, anh liên tục nghiên cứu và tìm hiểu mô hình phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương. Bởi anh quan niệm, chỉ khi bản thân ứng dụng hiệu quả thì bà con trong vùng mới tin tưởng và sẵn sàng áp dụng theo.

Sự thành công ngay từ lứa đầu tiên đã giúp cơ sở kinh doanh của anh nhanh chóng thu hút sự quan tâm của bà con nông dân trên địa bàn. Không những thế, anh còn trực tiếp đến từng hộ chăn nuôi hướng dẫn cách sử dụng cám và kỹ thuật chuồng trại. Chính sự đam mê và nỗ lực không ngừng đã giúp anh tạo dựng lòng tin vững chắc với khách hàng.

Tuy vậy, khó khăn vẫn chưa dừng lại khi một số khách hàng, dù đạt lợi nhuận theo sự hướng dẫn chăn nuôi của anh, vẫn tìm kiếm nguồn cung rẻ hơn. Sau một thời gian, họ nhận ra rằng việc tiết kiệm chi phí ban đầu không thể so sánh với quy mô, tiềm lực tài chính và sự hỗ trợ tận tình mà anh mang lại. Chính vì vậy, họ quay lại hợp tác và trở thành khách hàng thân thiết cho đến nay.

Nhà phân phối Lê Hữu Sơn (xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là địa chỉ uy tín cung cấp thức ăn chăn nuôi và con giống của bà con trong khu vực.

Nhà phân phối Lê Hữu Sơn (xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là địa chỉ uy tín cung cấp thức ăn chăn nuôi và con giống của bà con trong khu vực.

Trải qua nhiều thăng trầm trên con đường lập nghiệp, đến nay anh đã xây dựng thành công thương hiệu Lê Hữu Sơn, mang đến giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn và hỗ trợ kỹ thuật nhằm đồng hành hỗ trợ nông dân cùng nhau phát triển kinh tế.

Đặc biệt, anh Sơn còn hỗ trợ khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Điều này không chỉ giúp bà con giảm áp lực trong việc tìm kiếm đầu ra mà còn đảm bảo giá cả hợp lý, mang lại lợi ích kinh tế cho họ.

Anh cho biết: “Con giống tốt kèm thức ăn chăn nuôi chất lượng của Japfa giúp heo tăng trưởng nhanh với ngoại hình đẹp, mông nở, da hồng hào và khỏe mạnh. Chính vì vậy, nhiều thương lái trong vùng rất ưa chuộng và thu mua sản phẩm với giá cao thị trường”.

Cô Trần Thị Thu, chủ trang trại heo tại huyện Bù Đăng, là khách hàng quen thuộc của nhà phân phối Lê Hữu Sơn. Với chất lượng tốt và dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, cô Thu cảm thấy an tâm khi lựa chọn cơ sở này để đồng hành phát triển chăn nuôi.

Chia sẻ định hướng chăn nuôi trong thời gian tới, anh Sơn tiếp tục phát triển và mở rộng mô hình liên kết chăn nuôi heo thịt với khách hàng, đảm bảo đầu ra giúp các hộ chăn nuôi nâng cao đời sống kinh tế. Anh cũng dự định triển khai lắp đặt silo cám cho các trang trại và đầu tư công nghệ trong chăn nuôi để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Xem thêm
Long An có 16 ổ dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra 16 ổ dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn 12 xã, tiêu hủy 509 con lợn.

Nông trại thông minh: Hướng đi mới trong hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cam kết luôn đồng hành và là 'bệ phóng' vững chắc cho sự hợp tác giữa cộng đồng khoa học Việt Nam - Hàn Quốc.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 3] Quảng Ninh sẵn sàng đón đoàn thanh tra EC

Quảng Ninh đang nỗ lực cùng cả nước chung tay gỡ 'thẻ vàng' IUU, quyết tâm đưa ngành thủy sản của tỉnh nhà phát triển bền vững.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.