| Hotline: 0983.970.780

Liên kết tiêu thụ nông sản, khâu trung gian ‘ăn đủ’

Thứ Ba 14/12/2021 , 15:20 (GMT+7)

HẢI PHÒNG 'Có những nông sản mua bán tại ruộng rất rẻ nhưng khi lên bàn ăn thì giá trị tăng lên gấp cả chục lần, đó là lỗi của khâu trung gian'.

Ông Đỗ Đức Hòa - Chủ tịch Hội Nông dân TP Hải Phòng (bên trái ảnh). Ảnh: Đinh Mười.

Ông Đỗ Đức Hòa - Chủ tịch Hội Nông dân TP Hải Phòng (bên trái ảnh). Ảnh: Đinh Mười.

Hiện nay, nông sản của Hải Phòng vẫn tiêu thụ nội địa là chính, tiêu thụ dưới dạng sản phẩm tươi thông qua thương lái và tiêu thụ tại các chợ truyền thống, sản lượng cung ứng cho chế biến không đáng kể, một số ít sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc như dưa hấu với sản lượng trung bình 300-500 tấn/năm,...

Theo ông Đỗ Đức Hòa - Chủ tịch Hội Nông dân Hải Phòng, thời gian qua, tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp cũng như tiêu thụ nông sản của người dân, dù cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, nhiều giải pháp nhưng hiệu quả vẫn chưa được như kỳ vọng.

Các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế so với tiềm năng, lợi thế, số lượng còn ít, chủ yếu là vừa và nhỏ, nguồn lực thấp, còn các hợp tác xã chuyển đổi hoặc thành lập mới hoạt động hiệu quả không nhiều, chưa phát huy vai trò là đầu mối, điều phối, dịch vụ sản xuất, khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản cho nông, ngư dân.

Còn doanh nghiệp ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm ít, chủ yếu có sản phẩm dưa chuột bao tử; xuất hiện một số ít các doanh nghiệp nhỏ mở cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, thu mua sản phẩm cung ứng cho các bến ăn tập thể, khu công nghiệp,... 

Nhiều loại nông sản giá bán tại ruộng rất thấp nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì giá lại cao ngất ngưởng. Ảnh: Đinh Tùng.

Nhiều loại nông sản giá bán tại ruộng rất thấp nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì giá lại cao ngất ngưởng. Ảnh: Đinh Tùng.

Bên cạnh đó, chính sách về phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản dù rất nhiều, nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư vào sản xuất quy mô lớn trong khi đó, chi phí đánh giá, xét nghiệm theo quy định phục vụ chứng nhận và duy trì chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB), GAP, hữu cơ còn cao.

Do đó, vừa qua tại nhiều nơi đã xảy ra tình trạng người sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp bị thiệt thòi khi sản phẩm làm ra được thu mua với giá thấp, tuy nhiên khi qua tay thương lái và lên bàn ăn thì giá cả tăng lên đến cả chục lần. Khâu trứng gian "ăn đủ".

“Yếu nhất trong liên kết tiêu thụ nông sản cho nông dân hiện nay là khâu trung gian, có những mặt hàng 1kg bán tại ruộng chỉ vài chục nghìn nhưng khi lên bàn ăn giá cả đã tăng lên gấp cả chục lần. Vấn đề không phải chi phí vận chuyển, chế biến hay phí thuê mặt bằng tại các nhà hàng quá cao mà do khâu trung gian chúng ta vẫn chưa tốt, điều đó khiến người nông dân thiệt thòi”, ông Hòa chia sẻ.

Theo ông Hòa, cây trồng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp ở TP Cảng hiên nay vẫn là lúa, chiếm tới 78,75% diện tích gieo trồng, còn số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tương đối lớn, chiếm trên 70% tổng đàn vật nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh còn thấp, chiếm 12,90% tổng diện tích nuôi trồng.

Sản phẩm chủ lực như: rau, củ, quả, lợn thịt, gà lông màu, tôm thẻ chân trắng,… chiếm tỷ lệ thấp cho năng suất, giá trị và hiệu quả cao chiếm tỷ trọng nhỏ, còn diện tích sản xuất có chứng nhận GAP hữu cơ, an toàn dịch bệnh chiếm tỷ lệ còn thấp, 1,55% diện tích thủy sản, 0,25% diện tích trồng trọt.  

Hải Phòng hiện đang có 278 chợ kinh doanh thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm cung cấp khoảng 115.000 kg thịt gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân. Bên cạnh đó, có 5 siêu thị lớn và hệ thống các cửa hàng, siêu thị mini trên địa bàn thành phố kinh doanh thịt, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm như siêu thị Vinmart, Công ty CP,...

Tuy vậy, các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ, quy trình sản xuất đơn giản, trang thiết bị còn thiếu, sản phẩm sản xuất chưa nhiều, công tác bảo quản còn hạn chế nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao.

Cần làm tốt hơn khâu trung gian trong liên kết tiêu thụ nông sản. Ảnh: Đinh Mười.

Cần làm tốt hơn khâu trung gian trong liên kết tiêu thụ nông sản. Ảnh: Đinh Mười.

Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thời gian tới cần tiếp tục làm tốt công tác giám sát, phản biện để hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đồng bộ để tạo môi trường, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó, tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân, doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực như đất đai, tài nguyên, nguồn vốn, khoa học - công nghệ,...

Cần phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất nông sản, thực phẩm áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp VietGAP, được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Cần hỗ trợ thiết kế, in tem nhãn phục vụ truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn hỗ trợ kinh phí đăng ký và duy trì gian hàng điện tử cho cơ sở có sản phẩm đạt tiêu chí.

Đồng thời, cần khuyến kích các tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực chế biến bảo quản nông sản, thực phẩm cũng như thường xuyên nắm bắt tình hình cung cầu hàng hóa của các địa phương, đặc biệt là các địa phương có khó khăn về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối các sản phẩm, hỗ trợ tổ chức tiêu thụ trên địa bàn.

“Chúng ta, cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch, kế hoạch ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố, của vùng, của quận, huyện. Thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp dựa trên tín hiệu thị trường, quy hoạch lại các vùng sản xuất, nuôi trồng thích hợp, tổ chức sản xuất điều phối theo nhu cầu của thị trường. Đồng thời phải đổi mới tư duy xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa các kênh bán hàng như: đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn giao dịch điện tử,…” ông Hòa nói.

Năm 2021, Hải Phòng tành lập và ra mắt được 50 tổ hợp tác kinh tế, thành lập 9 chi Hội nghề nghiệp với 191 hội viên, thành lập 07 Hợp tác xã theo luật HTX năm 2012 với 105 thành viên.

Các Tổ hợp tác và HTX do các cấp Hội nông dân tư vấn, hướng dẫn thành lập đang có chiều hướng phát triển, tăng về số lượng và chất lượng, số tổ hợp tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả tăng dần.

Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho tổ viên, tạo điều kiện để các tổ viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trao đổi kiến thức khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
Những thực phẩm hàng đầu Hà Nội tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024

Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024 tại Sydney.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.