| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích tuyệt vời của phân bón chậm tan có kiểm soát

Thứ Năm 12/08/2021 , 08:00 (GMT+7)

Lâu nay, nhiều nông dân vẫn hiểu sai về việc phân NPK bón xuống phải tan hết ngay mới là phân tốt, nhưng thực tế không phải vậy.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy, hiệu suất sử dụng phân bón tại Việt Nam thuộc diện thấp trên thế giới khi chỉ đạt trên 50%.

Số còn lại khi bón xuống đất bị rửa trôi, bay hơi hoặc kim loại trong đất cố định hao hụt gần 50%. Tức bà con nông dân bón 100 kg phân bón, cây trồng chỉ hấp thu được trên 50 kg dinh dưỡng, còn lại là thất thoát.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (ngoài cùng bên phải) thăm dây chuyền sản xuất phân bón NPK thế hệ mới của THANHDOGROUP. Ảnh: Nguyên Huân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (ngoài cùng bên phải) thăm dây chuyền sản xuất phân bón NPK thế hệ mới của THANHDOGROUP. Ảnh: Nguyên Huân.

Chính đòi hỏi từ thực tiễn này, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nông nghiệp Thành Đô (THANHDOGROUP) đã kết hợp với các nhà khoa học trong và ngoài nước cho ra đời sản phẩm phân bón chậm tan thế hệ mới tiên tiến nhất trên thị trường mang thương hiệu Doanh Nông và Quỳnh Trang.

Bà Nguyễn Hương Giang, Tổng Giám đốc THANHDOGROUP cho biết, phân bón chậm tan có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là khái niệm vẫn còn mới tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, phân bón chậm tan có kiểm soát đã phổ biến tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Mỹ, Châu Âu, ngay châu Á đã được sử dụng rất nhiều tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia…

Phân bón chậm tan là loại phân được sản xuất với công nghệ lý, hóa đặc biệt, tạo ra những hạt phân chứa đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng.

Ưu điểm lớn nhất của phân bón chậm tan là các dinh dưỡng được phân giải một cách từ từ để cây trồng hấp thụ dần đần. Thời gian phân giải hết một hạt phân kéo dài từ 5 - 7 ngày, 2 tháng…, thậm chí 6 tháng.

Tức là cây trồng sử dụng phân bón tới đâu, rễ cây sẽ tiết ra các acid yếu để phân giải và hấp thụ phân bón đến đó. Số phân bón chưa được sử dụng hết sẽ được lưu lại sang các vụ sau. Chính vì vậy, nhiều khi bà con nông dân bới gốc ra vẫn thấy còn hạt phân là như vậy.

Phân bón NPK thế hệ mới thương hiệu Doanh Nông và Quỳnh Trang của THANHDOGROUP được bọc màng Bio và phụ gia đặc biệt giúp giảm độ bay hơi của đạm, tăng hiệu suất sử dụng. Ảnh: Thuyết Lê.

Phân bón NPK thế hệ mới thương hiệu Doanh Nông và Quỳnh Trang của THANHDOGROUP được bọc màng Bio và phụ gia đặc biệt giúp giảm độ bay hơi của đạm, tăng hiệu suất sử dụng. Ảnh: Thuyết Lê.

Phân bón chậm tan được các nhà khoa học thổ nhưỡng, nông hóa đánh giá cao nhờ tối ưu quá trình phát triển của cây trồng, góp phần tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh hại do hiện tượng phú dưỡng.

Các chất dinh dưỡng trong phân bón chậm tan được cung cấp một cách chính xác theo từng loại cây và nhu cầu dinh dưỡng của cây ở từng giai đoạn phát triển, giúp cây trồng sinh trưởng cân bằng, tối ưu.

Sử dụng phân bón chậm tan giúp tiết kiệm chi phí lao động, giảm được số lần bón phân. Hơn nữa, do hiệu suất sử dụng phân bón được nâng lên nên lượng phân bón phải sử dụng trên cùng một diện tích khi sử dụng phân bón chậm tan giảm 30 - 40% so với phân bón thông thường, phân bón tan nhanh.

Công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất phân bón chậm tan thế hệ mới của THANHDOGROUP hiện đang được áp dụng trên bộ sản phẩm NPK Plus Hữu cơ rong biển Quỳnh Trang 19-3-3; NPK hữu cơ Organic Xtra Doanh Nông 18-8-18 cùng nhiều sản phẩm NPK Doanh Nông và Quỳnh Trang khác.

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm