| Hotline: 0983.970.780

Lũ chia cắt nhiều địa phương, hơn 10.000 học sinh Bình Định phải nghỉ học

Thứ Sáu 24/11/2017 , 13:29 (GMT+7)

Từ tối 22 đến sáng 24/11 trên địa bàn tỉnh Bình Định có mưa lớn xảy ra trên diện rộng, nhất là đối với lưu vực sông Kôn và khu vực phía Bắc tỉnh.

Đến sáng 24/11, nước lũ đã bủa vây, chia cắt các tuyến đường giao thông khiến nhiều địa phương tại tỉnh Bình Định bị cô lập. Hiện nước lũ đang gây chia cắt nhiều đoạn trên tuyến đường tỉnh lộ DT 640 nối từ trung tâm huyện Tuy Phước (Bình Định) đến các xã khu Đông như: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hoà, Phước Thắng và các xã Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Thắng (huyện Phù Cát).

Nhiều địa phương tại tỉnh Bình Định đang bị cô lập bởi nước lũ

Ngoài ra, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã ở các địa phương này cũng chìm trong biển nước, nơi ngập sâu nhất từ 0,7 - 1m, khiến nhiều địa phương bị chia cắt. Ông Trần Kỳ Quang, Phó chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, cho PV NNVN biết, nước lũ đang gây chia cắt nhiều xã trên địa bàn huyện. “Có nơi ngập sâu gần 1m, hiện có trên 10.000 học sinh nghỉ học. Người dân phải di chuyển bằng đò, xe tải qua đoạn ngập.

Nước lũ dâng cao khiến hàng ngàn công nhân ở các xã khu Đông huyện Tuy Phước đang làm việc tại khu công nghiệp Phú Tài, TP Quy Nhơn không thể đến nơi làm việc.

Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định vừa phát đi thông báo, đề phòng xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở các huyện: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ và Vân Canh. Ngập lụt ở vùng trũng thấp của các huyện như: Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước và thị xã An Nhơn với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.

Một số hình ảnh nhiều địa phương trên địa bàn xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định bị ngập chìm trong lũ:

Xem thêm
Hồ chứa nước Khe Tâm chuẩn bị đi vào hoạt động

Hồ chứa nước Khe Tâm chuẩn bị đi vào hoạt động. Mít giống hút hàng. Xuất khẩu sắn đặt mục tiêu 2 tỷ USD vào năm 2030. Dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc phải truy xuất được nguồn gốc vùng trồng.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Canh lửa rừng giữa cao điểm nắng hạn

Đồng Nai Đang cao điểm mùa khô, vùng Đông Nam bộ có những ngày nắng nóng tới 39 - 40 độ C, khiến cho những cánh rừng càng thêm khô khát. Hiện các đơn vị quản lý rừng đang tăng cường lực lượng tuần tra, canh lửa suốt ngày đêm tại tất cả các khu vực trọng điểm nhằm giữ màu xanh cho rừng.

Phát huy giá trị lịch sử ‘Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp’

Sơn La 'Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp' - nơi Đại tướng cùng đoàn quân giải phóng từng dừng chân được bà con bản Nhọt, huyện Phù Yên gìn giữ như ‘báu vật’ của quê nhà.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm