| Hotline: 0983.970.780

Thành cổ Quảng Trị: 'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi...'

Chủ Nhật 28/04/2024 , 06:00 (GMT+7)

'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi. Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ...' là 2 câu trong bài thơ 'Tấc đất thành cổ' của Phạm Đình Lân nói về thành cổ Quảng Trị.

 

Nằm bên dòng sông Thạch Hãn, khu di tích cổ kính này là nơi diễn ra cuộc chiến đấu anh dũng trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (từ ngày 28/6 đến 16/9/1972) đã đi vào lịch sử, như bản tráng ca hào hùng của quân và dân Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung.

 

Di tích Thành cổ Quảng Trị nằm giữa lòng thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A gần 1 km về phía đông bắc, cách thành phố Đông Hà khoảng 14km về phía đông nam và cách thành phố Huế hơn 60km về phía bắc. Địa bàn thị xã Quảng Trị có diện tích không lớn nhưng nằm trên trục giao thông huyết mạch quốc gia, có vị trí địa chính trị quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa do UBND tỉnh Quảng Trị và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức. Công ty Cổ phần Vũ Media (VRace) là đơn vị tư vấn, vận hành giải chạy.

Giải diễn ra ngày 15 và 16/6/2024 tại thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị với 3 cự ly tranh tài 21km, 10km và 5km. Giải dự kiến thu hút khoảng 3.000 vận động viên tham dự, là hoạt động mở màn cho chuỗi sự kiện Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 lần đầu tổ chức tại Quảng Trị.

Link chính thức đăng ký BIB Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa.

 

Trong những ngày tháng 4 lịch sử, chiến trường khốc liệt ngày nào giờ đã yên bình, đón hàng ngàn lượt khách đến tưởng niệm, tri ân những bậc cha anh đã ngã xuống vì mục tiêu độc lập, thống nhất của nước nhà. Những người lính Thành Cổ, đa số tuổi đời còn rất trẻ, đã lấy gan vàng chọi với sắt thép để tạc nên một tượng đài sừng sững với khát vọng độc lập, thống nhất về lương tri và phẩm giá con người trước vận mệnh đất nước.

 

Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị đã góp phần tạo nên bước ngoặt lịch sử làm thay đổi cục diện chiến tranh. Đến nay, ngày 16/9, ngày kết thúc 81 ngày đêm chiến đấu giữ Thành cổ Quảng Trị được Ban quản lý khu di tích chọn làm ngày giỗ chung cho các liệt sỹ đã chiến đấu anh dũng, hy sinh và mãi nằm lại trên mảnh đất của Thành cổ Quảng Trị.

 

Để giữ một màu cỏ non Thành cổ, có một cựu chiến binh từng nhắn với tất cả những ai về dâng hương ở Thành cổ Quảng Trị rằng: "Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi/ Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ/ Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió/ Du mãi bài ca bất tử đến vô cùng", đó là Phạm Đình Lân với bài thơ "Tấc đất thành cổ" của mình. Hiện nay, đoạn trích này được khắc đá, đặt phía bên phải đường đi từ cổng thành vào khu tưởng niệm các liệt sỹ.

 

Những liệt sỹ đã hi sinh ở Thành cổ Quảng Trị, các anh, các chị ra đi khi tóc còn xanh, họ nằm xuống khi đang mang trong mình nhiều hoài bão, ước mơ và khát vọng là muốn được sống trong hoà bình, độc lập và tự do. Trong số đó, có biết bao người đã anh dũng chiến đấu, rồi nằm lại mảnh đất này, không một nắm hương, không một nấm mồ, không một dòng địa chỉ, không còn có ngày trở về với quê hương, gia đình, người thân.

 

Suốt 81 ngày đêm, ngày nào địch cũng tiến hành rất nhiều trận đánh bằng bom pháo, bằng bộ binh có xe tăng, xe thiết giáp, xe phun lửa yểm trợ cho lính dù, lính thuỷ đánh bộ, lính biệt động tiến công, chỉ xoay quanh một tòa thành không đầy 300.000m2, trong một thị xã với diện tích gần 4km2, nhà cửa đổ nát, không một bóng người…

 

Trong 81 ngày đêm lịch sử, mỗi ngày đêm có từ 150 đến 170 lần máy bay phản lực và 70 đến 90 lần "pháo đài bay" B52 đến oanh tạc. Mảnh đất chưa đầy 3 cây số vuông này được ví như một "túi bom đạn". Quân địch đã trút đổ vào thị xã Quảng Trị 328.000 tấn bom đạn các loại, tính trung bình mỗi chiến sĩ của ta phải chịu 100 tấn bom và 200 quả đạn pháo.

 

Bao nhiêu người về với Thành cổ Quảng Trị đều rơi lệ vì cảm động trước những tình cảm mà người lính dành cho gia đình, khâm phục tinh thần quả cảm, bất khuất và kinh ngạc trước sự linh thiêng của linh hồn liệt sĩ.

 

Đến với Thành cổ Quảng Trị hôm nay, mảnh đất mà hơn 50 năm về trước, đầy khói lửa và đạn bom, thì hôm nay thay vào đó là những công trình mới, màu xanh cây lá đầy sức sống mới đã trở lại, mảnh đất thép kiên cường đang ngày càng nở hoa rực rỡ.

 

Chúng ta nhìn lại quá khứ để tự tin hôm nay, vừa nâng niu gom góp dựng cơ đồ, vừa giữ gìn non sông đất nước. Thành cổ Quảng Trị đang ngày càng đổi mới ta thấy thấm thía hơn giá trị và khát vọng hòa bình của dân tộc mình. Khát vọng ấy như thông điệp được viết vào trời xanh mây trắng từ đài chứng tích nối hai cõi âm dương, từ bến thả hoa bên bờ sông Thạch Hãn, từ tiếng chuông Thành cổ ngân rung ở giữa lòng đời. Tất cả, không phải chỉ để nhắc nhở quá khứ, để ngưỡng vọng tri ân mà cái chính, cao hơn, đẹp hơn, sáng hơn là cất cao tiếng gọi hòa bình.

Ngư dân trúng mùa ruốc biển đầu năm

Ngư dân trúng mùa ruốc biển đầu năm

Ảnh 14:29

Quảng Ngãi Ruốc biển xuất hiện dày đặc, sau vài giờ ra khơi, các tàu ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi trở về với hàng tạ ruốc cho thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Vườn cây cảnh trị giá bạc tỷ của lão nông Thanh Hóa

Vườn cây cảnh trị giá bạc tỷ của lão nông Thanh Hóa

Ảnh 15:53

Ông Đào Duy Lộc, thôn Nội Sơn, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) là chủ sở hữu vườn cây cảnh đẹp như cổ tích, trị giá cả chục tỷ đồng.

Làng Bát Tràng, Vạn Phúc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo

Làng Bát Tràng, Vạn Phúc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo

Ảnh 08:37

Tối 14/2 tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra lễ đón 2 làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc là thành viên mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.

Bánh cốm ngò đặc sản lễ hội tháng Giêng

Bánh cốm ngò đặc sản lễ hội tháng Giêng

Ảnh 16:30

Bình Dương Giữa dòng người náo nức, những quầy bánh cốm ngò được bày bán, mang đến hương vị truyền thống khó quên, đậm chất văn hóa và tinh thần lễ hội Rằm tháng Giêng.

Về nơi mạ khay, máy cấy chạy đầy đường

Về nơi mạ khay, máy cấy chạy đầy đường

Ảnh 16:00

Hải Dương Là địa phương đi đầu trong đẩy mạnh cơ giới hóa của huyện Bình Giang (Hải Dương), đến nay gần như toàn bộ diện tích gieo cấy lúa tại xã Long Xuyên được thực hiện bằng máy.

Xóm 'cà ràng' ngày đêm đỏ lửa

Xóm 'cà ràng' ngày đêm đỏ lửa

Ảnh 10:34

An Giang Hơn 50 năm qua, xóm cà ràng ở xã Phú Thọ, huyện Phú Tân (An Giang) hàng ngày đỏ lửa nung hàng nghìn chiếc cà ràng (bếp lò) mang đi tiêu thụ cả vùng ĐBSCL.

Xem thêm

Bình luận mới nhất