| Hotline: 0983.970.780

Malaysia đá rắn, nhiều tiểu xảo hơn cả Philippines

Thứ Hai 10/12/2018 , 16:12 (GMT+7)

So về mức độ đá rắn, chơi tiểu xảo, Malaysia thuộc vào loại nhất Đông Nam Á. Và một chi tiết không thể không nhắc đến, lối chơi rắn của bóng đá Malaysia thường xuyên được dung dưỡng bởi các trọng tài.

Cứ phải nhắc đi nhắc lại chi tiết Malaysia là nơi đặt trụ sở của cả Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) lẫn Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), hầu hết các bộ phận chuyên môn làm việc ở 2 liên đoàn này là người Malaysia. Chủ tịch và Tổng thư ký AFF qua nhiều thời kỳ cũng nghiễm nhiên là người Malaysia.

Chi tiết này mang đến rất nhiều lợi thế cho bóng đá Malaysia ở các giải đấu quốc tế, đặc biệt là tại AFF Cup, nơi đội tuyển Malaysia có thể cạnh tranh các vị trí cao.

Đấy là lợi thế về mặt trọng tài. Thường thì các đội khách khi thi đấu trên đất Malaysia tại AFF Cup luôn phải chịu những quyết định rất khắt khe từ các trọng tài, trong khi đội chủ nhà lại không chịu những tiếng còi như thế.

Malaysia là đội chơi rắn và sử dụng tiều xảo thuộc vào loại nhất Đông Nam Á
 
Điển hình là đội tuyển Việt Nam từng bị đối phương đá rất rắn ở trận lượt đi bán kết AFF Cup 2014, rồi trước nữa là lượt đi bán kết AFF Cup 2010, lần lượt ở các sân Shah Alam và Bukit Jalil tại Malaysia, nhưng trọng tài phạt rất nhẹ đội chủ nhà, thậm chí nhiều tình huống còn làm ngơ.

Malaysia cũng từng đá rắn trước Thái Lan ở bán kết lượt đi AFF Cup năm nay, khi được chơi trên sân Bukit Jalil ở Kuala Lumpur, khiến đội khách phải chùn chân.

Ngoài chuyện đá rắn, bóng đá Malaysia còn có rất nhiều tiểu xảo khác, sử dụng công khai trong các trận đấu quốc tế, nhưng vẫn được dung dưỡng cho qua.

Trọng trận bán kết lượt đi AFF Cup 2010 trên sân Bukit Jalil, khi Malaysia tiếp đội tuyển Việt Nam, CĐV Malaysia liên tục dùng đèn lazer rọi vào mặt, vào mắt thủ môn Bùi Tấn Trường của đội tuyển Việt Nam, khiến thủ thành này mất tập trung, rồi để lọt lưới. Đây là hình thức bị cấm tại các cuộc tranh tài trong bóng đá, nhưng CĐV Malaysia vẫn mang được những đèn lazer ấy, lọt qua hàng rào an ninh sân.

Tuy nhiên, tình trạng nói trên, rồi kể cả việc CĐV quá khích Malaysia tấn công CĐV Việt Nam ở bán kết lượt đi AFF Cup 2014 trên sân Shah Alam ở Selangor (Malaysia) chưa bao giờ được AFF, hay trên nữa là AFC xử lý đến nơi đến chốn.

Đặt trường hợp tình trạng ấy xảy ra ở bất kỳ sân bóng nào khác, thuộc các nền bóng đá khác, biện pháp xử lý thường mạnh hơn hẳn so với biện pháp xử lý lộn xộn tại các sân bóng ở Malaysia.

CĐV quậy, mang tính lặp đi lặp lại, vắt qua nhiều năm, nhưng không được xử lý thích đáng, khiến cho các sân bóng tại Malaysia ngày càng trở nên khủng khiếp với các đội khách. Còn đội chủ nhà chưa ra sân đã nắm trong tay lợi thế không hề nhỏ!

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh

NINH BÌNH Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm