Mùi cơm mới

. - Thứ Sáu, 03/06/2022 , 18:54 (GMT+7)

Cơm mới, cái mùi hương ấy đã mấy chục năm đằng đẵng trôi qua giữa bao bề bộn nổi chìm nhưng đến hôm nay như còn lẩn quất chưa tan…

 

Tôi không có ấn tượng gì nhiều lắm về Tết Đoan Ngọ, chỉ nhớ rõ nhất là hai món vịt và chè đậu đen gần như không thể thiếu trong ngày mồng 5 tháng Năm.
Nhưng cũng đúng vào thời điểm này, dù không liên quan chi đến Tết Đoan Ngọ, lòng luôn thức một hương vị đặc biệt: Mùi cơm mới.

Lễ cúng cơm mới thì thấy có ở nhiều nơi, đặc biệt là miền núi. Quê tôi không có “lễ”. Không rõ xa xưa thì thế nào, nhưng đến thời chúng tôi thì đơn sơ lắm. Chỉ nấu cơm, bới một bát đầu tiên, đặt lên bàn thờ, và đốt nhang. Dường như không làm thêm nghi lễ gì nữa.

Tháng Năm, ngày mùa, khi lúa trên đồng đã chín, mẹ đi gặt về giữa cái nắng chói chang. Lúa được trục hoặc đập, hoặc vò bằng chân cho rụng hết, rồi phơi. Lúc tôi còn bé tẹo thì thấy người lớn giã gạo, sau này mới có máy xát chạy bằng dầu. Giã gạo, lúa được bỏ vào cối, người đứng trên chày ráng sức nhún, giã thật lâu cho đến khi trấu bong ra hết, rồi sàng, sảy. Cám, tấm, gạo được phân loại. Những hạt gạo tròn béo ngậy, được mang đi thổi cơm.

Mùi thơm đã bốc lên từ khi cơm sôi, rồi nồng nàn lúc cơm chín. Mẹ cẩn thận bới ra một bát thật đầy, đơm cẩn thận, đặt lên bàn thờ. Mùi cơm mới quyện với mùi nhang và cái không khí ngày mùa của thóc vàng, rơm vàng làm thành cả một tiết trời đọng mãi trong trí nhớ tuổi thơ.

Cơm mới, cái mùi hương ấy đã mấy chục năm đằng đẵng trôi qua giữa bao bề bộn nổi chìm nhưng đến hôm nay như còn lẩn quất chưa tan. Quê nghèo, không có đồ ăn gì đáng kể, và cũng không thèm thuồng gì nữa những thức ấy trước nồi cơm mới nấu bằng lửa rơm. Nhớ, cái bùi bùi, ngọt lịm và hương thơm thuần khiết của lúa gạo mưa nắng quê nhà đến nay còn như đọng trong miệng.

Cơm mới, đó là những bữa ăn ngon nhất trong cuộc đời còn nhớ mãi. Ngày nay cơm trắng, đồ ăn thì chẳng còn thiếu thốn thức gì nữa, nhưng không sao tìm lại được hương vị của những thuở xưa rơm rạ ấy nữa.

Lúa bây giờ được máy xát công nghiệp chà trắng tinh, hạt gạo to và trong suốt, nhưng nhạt nhẽo. Lớp cám nâu vàng không còn nữa, vị bùi cũng mất theo, và vị ngọt đằm sâu cũng không còn. Tôi nhớ cái mùi của ngày xưa ấy, có lẽ đó còn là cái hương vị của nghèo đói nhưng nguyên sơ tinh khiết. Khi con người đủ đầy quá, sự hưởng thụ cũng thành nhọc nhằn chăng...

Không nhớ rõ đã từ bao giờ mẹ không còn cúng cơm mới nữa. Xưa, có lẽ vì năng suất lúa thấp, quanh năm đói kém nên hạt thóc thành hạt vàng. Mùa màng đến, người nông dân mang lúa về nhà như mang một báu vật vô giá mà trời đất vời vợi đã ban cho. Lòng biết ơn, sự trân quý vô ngần hòa vào cuộc mưu sinh cơ cực đã khiến lòng người thuần hậu, rưng rưng. Cái Thiêng cũng ra đời từ đó.

Cái Thiêng, đúng rồi, cái thiêng liêng cũng dần biến mất. Sự kỳ diệu của đất trời bao la, linh hồn bí ẩn của mùa màng rưng rức, và sự sống nhiệm màu trong dáng hình của hạt thóc cũng dần phôi pha. Chúng ta lướt qua, lượt qua tất cả và không kịp đứng lại để nhìn một hạt thóc im lìm đang nằm ngó trời xanh.

Những trầm tích văn hóa đã lắng đọng nơi nào để hôm nay tìm lại không còn thấy vị trà xanh nhuần thấm, không còn thấy mùi gạo thơm và hương cơm ngọt. Người nông dân xưa suốt đời cúi mặt, họ chẳng biết gì đến những thứ cao siêu nhưng dường như đã có những lúc họ sống rất Thiền. Thiền trong chén nước, Thiền trong bát cơm, vị Thiền thấm đẫm trong miệng khi mùa đến.

Cái cuộc sống nhọc nhằn nhưng thẳm sâu ấy đang dần mất đi. Ngày mùa đã mất đi, chỉ còn lúc thu hoạch. Vui một nửa, cái nửa của gian khó lùi xa; buồn một nửa, cái nửa của vội vàng cuống quýt…

Thái Hạo

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt là chuyên mục mới trên báo Nông nghiệp Việt Nam, được đặt theo tên một cuốn sách của Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngữ học và là một trí thức tinh hoa của đất nước.

Tên chuyên mục cũng nói hộ sự kỳ vọng kiến tạo và chấn hưng những giá trị đang bị xô lệch bởi cơn bão thời đại vốn lẫn nhiều gió độc. Ở đây, các nhà nghiên cứu và người Việt nói chung quan tâm đến văn hóa dân tộc sẽ góp tiếng nói sâu sắc, chính trực trong một khát vọng chung nhằm góp phần xây dựng những nền tảng quan yếu cho một xã hội tốt đẹp trong hiện tại và cho tương lai.

Rất mong nhận được sự ủng hộ, chia sẻ và cộng tác của những bậc thức giả cùng bạn đọc yêu mến!

Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: baonnvnts@gmail.com.

Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: toduchuy75@gmail.com.

NNVN

 
.
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ7

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?10

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.