| Hotline: 0983.970.780

Nam Định truy quét 'đầu nậu' buôn bán, vận chuyển chim hoang dã

Thứ Tư 31/01/2024 , 12:19 (GMT+7)

Nam Định chỉ đạo các huyện có rừng, lực lượng liên ngành vào cuộc, tăng cường bảo vệ rừng; truy quét các đầu nậu buôn bán, vận chuyển động vật, chim hoang dã.

Bảo vệ rừng, bảo vệ chim di cư, động vật hoang dã

Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định vừa có văn bản đề nghị các huyện có rừng, gồm Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Ý Yên, Vụ Bản; Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, Bộ đội Biên phòng và các lực lượng liên ngành tăng cường công tác bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, chim di cư trên địa bàn, đặc biệt trong thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo đó, UBND các huyện có rừng tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Văn bản số 1010 (ngày 18/12/2023) của UBND tỉnh Nam Định về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; văn bản số 39/UBND-VP3 ngày 18/01/2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, cháy rừng.

Nam Định chỉ đạo truy quét 'đầu nậu' buôn bán, vận chuyển chim hoang dã.

Nam Định chỉ đạo truy quét “đầu nậu” buôn bán, vận chuyển chim hoang dã.

UBND các xã có rừng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, đặc biệt trú trọng các nội dung: Phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn (Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng, Công an) tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng, ngăn chặn săn bắt chim hoang dã; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; có phương án đảm bảo lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực sẵn sàng xử lý khi cháy rừng xảy ra, không để xảy ra cháy lớn.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tốt các nội dung Kế hoạch số 14 của UBND tỉnh về việc trồng cây, trồng rừng và phát động tết trồng cây Xuân Giáp Thìn năm 2024.

Chi cục Kiểm lâm, Vườn quốc gia Xuân Thủy thực hiện nghiêm, có hiệu quả Kết luận số 61; Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 01, Công điện số 441 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng có liên quan tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn; rà soát, chuẩn bị các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng; phân công lực lượng thường trực tiếp nhận thông tin, sẵn sàng xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

Truy quét “đầu nậu” buôn bán, vận chuyển chim hoang dã

Tại văn bản vừa ban hành, Sở NN-PTNT chỉ đạo Chi cục kiểm lâm chủ động đấu tranh, truy quét các “đầu nậu” mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng; kiểm tra, quản lý chặt chẽ các cơ sở, nhà hàng kinh doanh, chế biến động vật rừng trái phép; xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật các đối tượng vi phạm pháp luật.

 
Thu giữ lưới, loa phát thanh... dùng để bẫy bắt trái phép chim hoang dã, chim di trú tại tỉnh Nam Định.

Thu giữ lưới, loa phát thanh... dùng để bẫy bắt trái phép chim hoang dã, chim di trú tại tỉnh Nam Định.

Thời gian qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có loạt bài phản ánh thực trạng bẫy bắt, buôn bán, tàng trữ, nuôi nhốt chim hoang dã, chim di cư trên địa bàn các huyện có rừng ngập mặn – nơi chim di trú, chim hoang dã thường về trú ngụ.

Đặc biệt tại các xã ven biển của tỉnh Nam Định, các đối tượng bẫy bắt chim hoang dã, chim di trú thường xuyên tổ chức các hoạt động bẫy bắt chim trời trái phép bằng lưới tàng hình, lưới sập kết hợp với chim mồi, loa phát thanh phát tiếng gọi chim.

Lực lượng kiểm lâm của Nam Định thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, tuần tra, phục kích… để xử lý, ngăn chặn các hoạt động trái pháp luật nói trên. Năm 2023, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nam Định đã triệt phá 5 vụ săn bắt, bẫy bắt, nuôi nhốt chim trời. Điển hình là vụ việc giải cứu 80 cá thể vạc hoang dã, 22 chim diệc nuôi nhốt trái phép tại nhà một hộ dân (ông Trần Văn H., xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng); xử lý trường hợp ông Đinh Văn Định (xóm Thức Hóa Tây, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy) có hành vi săn, bắt chim hoang dã trái phép tại khu cánh đồng xóm 7, xã Giao Long, tịch thu 2 cá thể chim diệc, 2 cá thể cò trắng, 14 chim vạc, 1 lưới rập 20m, rộng 2m, máy phát âm thanh kèm 2 loa...

Cũng trong năm 2023, lực lượng kiểm lâm đã tái thả về tự nhiên hàng trăm cá thể chim trời; thu giữ khoảng 20.000 mét lưới, hàng chục loa gọi chim, bình ắc quy điện…

Ngày 17/01/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành các văn bản ngay sau đó đề nghị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường các biện pháp, giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.