| Hotline: 0983.970.780

Người dân các tỉnh Nam Trung bộ vắt kiệt sức vì lũ lụt liên tiếp

Thứ Hai 19/12/2016 , 07:40 (GMT+7)

Mưa lũ kéo dài, các tỉnh Quảng Nam đến Khánh Hòa gánh thiệt hại lớn. Thống kê ban đầu các địa phương này thiệt hại nhiều ngàn tỷ đồng. Tại Bình Định, chỉ từ đầu tháng 11 đến ngày 17/12 người dân đã phải gánh đến 4 đợt lũ, càng về sau lũ càng dữ...

Đợt lũ thứ 4 xảy ra từ ngày 11-17/12 hầu như đã vắt kiệt sức chịu đựng của người dân ở đây. Những địa phương thuộc khu Đông các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ bị ngâm lũ hơn 1 tháng trời.

17-05-05_nh-1
Cầu Dịch Nghi trên tuyến tỉnh lộ ĐT 634 thuộc địa bàn xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Bình Định bị mưa lũ làm sập.
 

Đợt lũ này vừa dứt, người dân vừa khắc phục sa bồi thủy phá xong chuẩn bị khôi phục SX vụ ĐX 2016-2017 thì đợt lũ khác lại ập về. Ruộng tiếp tục bị tái bồi lấp, giống lúa tiếp tục bị hư hỏng. Những làng hoa, vùng kiệu đã sẵn sàng cung ứng cho cái Tết phía trước bị vùi dập, người dân khóc đứng khóc ngồi.

Theo BCH PCTT-TKCN tỉnh Bình Định, tính đến 18/12, đợt mưa lũ này, tại Bình Định có 11 người chết và 2 người khác mất tích trong nước lũ. Hơn 85 nhà sập, 37 nhà hư hỏng, 68.948 nhà bị ngập nước, 5.821 hộ phải di dời.

17-05-05_nh-2
Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Dầy, ở thôn Đông An, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, Bình Định bị mưa lũ làm sập hoàn toàn.

 

Thiệt hại nặng nề nhất là về nông nghiệp, hiện có hơn 5.847ha lúa bị lũ vùi dập gây hư hỏng; 1.732ha hoa màu tan hoang; 4.825 tấn lương thực bị ngập nước; 551ha diện tích đất bị xói lở, vùi lấp; 894 con gia súc và 55.900 con gia cầm bị cuốn trôi.

Hệ thống thủy lợi cũng bị tàn phá nặng nề, có 11.650m bờ sông bị sạt lở, 5.000m kè bị hư hỏng, 53.452m kênh mương bị sạt lở hư hỏng với khối lượng 5.740m3 đất, 1.175m đê từ cấp IV trở xuống bị sạt lở. Hệ thống giao thông tại các địa phương cũng bị lũ băm vằm.

Lũ rút, lộ ra 17 cầu bị hư hỏng, 65.850m đường giao thông bị sạt lở hư hỏng với 14.051m3 đất bị sạt lở; 1.995m3 đá, bê tông, nhựa đường bị hỏng; 39 cống bị cuốn trôi. Ước tính ban đầu đợt lũ thứ 4 đã gây thiệt hại cho Bình Định đến hơn 1.300 tỷ đồng.

Từ sáng 18/12, lũ vừa rút là các lãnh đạo tỉnh và các Sở ngành ở Bình Định hầu như không còn ai ở cơ quan, muốn làm việc chỉ có cách gọi điện thoại. Tất cả đều chia nhau đi về các địa phương trọng điểm lũ để chỉ đạo khẩn cấp hỗ trợ lương thực, nước uống, ổn định đời sống cho người dân vùng lũ và khẩn trương khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra để khôi phục SX vụ ĐX cho kịp thời vụ.

Ở Khánh Hòa tuy mưa lũ không hoành hành liên hoàn như ở Bình Định nhưng đợt lũ vừa qua cũng đã gây hại không ít. Tại địa phương này có 2 người chết; 33 nhà bị sập, hư hỏng; 1.127 nhà bị ngập; gần 4.500ha lúa bị lũ nhấn chìm. Ngoài ra có 1.300ha ngô và 280 ha rau màu bị ngập và hư hỏng; hơn 1.400 gia súc, gia cầm cuốn trôi; 29 tàu thuyền bị chìm và hư hỏng.

17-05-05_nh-3
Mưa lũ gây hại tại Khánh Hòa.

 

Về thủy lợi, hơn 5km kênh mương; gần 3km bờ sông, suối gần khu dân cư và 4 cống thoát nước bị sạt lở, hư hỏng. Về giao thông, một số vị trí sạt lở, hư hỏng lớn như: Kè mái bảo vệ khu vực Trường ĐH Thủy sản gần đường Tôn Thất Tùng, phường Vĩnh Thọ; sạt lở đất đá mái taluy đoạn đầu tuyến Quốc lộ 1C; tuyến đường sắt đoạn qua hầm đèo Rù Rì (từ Lương Sơn đến TP Nha Trang); khu vực đèo Cả và đèo Cổ Mã... Ước tính thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng.

Tại Quảng Nam báo cáo mới nhất của tỉnh này, mưa lũ đã làm 531ha lúa ở tỉnh bị ngập, úng; 33ha mạ bị thiệt hại; 3.770ha rau, hoa màu bị hư hỏng hoàn toàn; 55 con gia súc bị chết.

Huyện Đại Lộc, thủ phủ rau màu lớn của tỉnh Quảng Nam, nơi cung cấp rau quả cho tỉnh và TP Đà Nẵng, hàng ngàn ha cây trồng đã bị lũ cuốn sạch. Đặc biệt vùng chuyên canh Bàu Tròn (xã Đại An) có tới 300 hộ tham gia SX với 164ha gần như mất trắng, chủ yếu rau quả vụ đông.

17-05-05_nh-4
Nông dân Quảng Nam cứu rau màu sau lũ

 

Tương tự, tỉnh Quảng Ngãi thiệt hại lớn. Chiều ngày 18/12, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh này vẫn còn ngập sâu.

Trong mưa lũ, Quảng Ngãi đã phải tổ chức di dời, sơ tán xen ghép 4.530 hộ dân nằm trong vùng bị ngập sâu, sạt lở núi. Có 5 nhà dân bị thiệt hại hoàn toàn; 3 nhà hư hỏng và 17.55 ngôi nhà bị ngập nước. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, có 25ha lúa bị thiệt hại; 367ha hoa màu, rau màu bị ngập. Mưa lũ khiến 89ha diện tích canh tác bị sa bồi, thủy phá.

Theo Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tính đến sáng 18/12, từ các tỉnh Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận có 15 người chết. Trong khi đó, tổng hợp từ các địa phương số người chết 21 người. Bình Định 11 người, Quảng Nam 8 người; Khánh Hòa 2 người.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm