| Hotline: 0983.970.780

Người Thái làm chủ kỹ thuật nuôi ong lấy mật

Thứ Bảy 12/06/2021 , 18:16 (GMT+7)

Nhận thấy tiềm năng nghề nuôi ong lấy mật, xã Yên Nhân (Thường Xuân, Thanh Hóa) đã đầu tư kinh phí hỗ trợ đồng bào dân tộc Thái phát triển và nhân rộng mô hình.

Ông Lê Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nhân hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong lấy mật  bằng tổ vuông cho đồng bào dân tộc Thái xã Yên Nhân. Ảnh: VD.

Ông Lê Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nhân hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong lấy mật  bằng tổ vuông cho đồng bào dân tộc Thái xã Yên Nhân. Ảnh: VD.

Mô hình nuôi ong lấy mật tại xã Yên Nhân sau đó được “tiếp sức” từ nguồn vốn chương trình 135 và 30a giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, đến nay, gần 50 hộ nuôi ong lấy mật của đồng bào dân tộc Thái tại xã Yên Nhân đã cơ bản thoát nghèo.

Với trên 500 đàn ong, mỗi năm đồng bào Thái Yên Nhân thu về trên dưới 1 tỷ đồng. Đây là một nguồn thu không nhỏ đối với đồng bào Thái tại vùng cao Yên Nhân.

Năm 2019, anh Vi Văn Vĩnh, trú tại thôn Chiềng được UBND xã Yên Nhân hỗ trợ 3 tổ ong mật. Lúc đầu, anh Vĩnh rất lo lắng vì nghề nuôi ong lấy mật dù xuất hiện ở Yên Nhân từ rất lâu nhưng kỹ thuật nuôi ông trong tổ vuông, quay lấy mật hoàn toàn mới mẻ. Nhưng qua những buổi tập huấn và thực tế mày mò tìm hiểu, cuối cùng anh Vĩnh và nhiều hộ dân dần thành thạo các kỹ thuật nuôi ong lấy mật.

Nhờ nuôi ong lấy mật, mỗi năm gia đình anh Vĩnh có nguồn thu gần 200 triệu đồng. Ảnh: VD.

Nhờ nuôi ong lấy mật, mỗi năm gia đình anh Vĩnh có nguồn thu gần 200 triệu đồng. Ảnh: VD.

“Nhờ áp dụng đúng hướng dẫn trong các buổi tập huấn, dần dần tôi biết cách tạo ong chúa để đàn khỏe mạnh, biết chủ động tách đàn khi cần. Vì thế, đến nay, tôi đã có gần 100 đàn ong, mỗi năm cũng thu về gần 200 triệu đồng”, anh Vĩnh phấn khởi.

Không chỉ phát triển đàn ong cho gia đình, anh Vĩnh còn tách đàn, bán giống cho đồng bào trong xã. Ngoài diện tích đất gia đình đang có để nuôi ong, anh Vĩnh thuê thêm vườn của người dân trong xã để nuôi ong lấy mật.

Vài năm gần đây, trước thực tế nghề nuôi ong tại địa phương phát triển, Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Yên Nhân đã được thành lập. Nhiệm vụ của HTX là phát triển nghề nuôi ong lấy mật, đưa sản phẩm mật ong đến với người tiêu dùng gần xa. UBND xã Yên Nhân còn hỗ trợ HTX mua máy tách thủy phân để giúp mật ong được đóng chai chất lượng, bảo quản được lâu.

Ông Lê Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nhân cho hay, lúc đầu, xã chỉ hỗ trợ 6 hộ 18 tổ ong, sau đó chương trình 30a và 135 hỗ trợ thêm về tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ ong giống cho 70 hộ. Đế nay, các hộ tự nhân giống và phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

Mật ong Yên Nhân được xét nghiệm và đạt tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chúng tôi đang xúc tiến để xây dựng sản phẩm OCOP và xúc tiến công tác thị trường để sản phẩm có đầu ra ổn định. Lâu nay, mật ong Yên Nhân nổi tiếng nhưng chủ yếu vẫn tiêu thụ nhỏ lẻ”, ông Thiện cho biết.

Ngoài diện tích vườn nhà, anh Vĩnh phải thuê thêm đất để đặt tổ nuôi ong lấy mật. Ảnh: VH.

Ngoài diện tích vườn nhà, anh Vĩnh phải thuê thêm đất để đặt tổ nuôi ong lấy mật. Ảnh: VH.

Còn ông Lê Hoàng Cường, Chủ tịch UBND xã Yên Nhân cho biết thêm, toàn xã có 19.000ha đất tự nhiên, trong đó đất rừng chiếm 95%, đa phần là rừng tự nhiên thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên nên diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp nên kinh tế Yên Nhân rất khó khăn.

Nằm lọt thỏm trong vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên với nhiều loài cây rừng cho hoa quanh năm, phát triển nghề nuôi ong lấy mật sẽ giúp người dân thay đổi cuộc sống. Đến nay, 70 hộ dân xã Yên Nhân được hỗ trợ ong giống đều đã thoát nghèo. Đến hết năm 2021, Yên Nhân phấn đấu sẽ nhân giống, nâng lên 1.000 đàn ong.

Đại diện Phòng Nông nghiệp huyện Thường Xuân cho hay, toàn huyện Thường Xuân hiện có 800 hộ nuôi ong lấy mật với tổng số trên 2.800 đàn ong, tập trung tại các xã Yên Nhân, Bát Mọt, Lươn Sơn, Xuân lẹ... Gần đây có một doanh nghiệp đã đặt vấn đề thu mua mật ong Thường Xuân, nếu đầu ra tốt, trong vòng vài năm tới, sản lượng mật ong tại Thường Xuân sẽ tăng 2-3 lần.

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.