| Hotline: 0983.970.780

Nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long: Bài toán đào tạo

Thứ Sáu 15/07/2022 , 10:04 (GMT+7)

Nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nhiều cơ hội và nhiều thách thức hội nhập, mà bài toán đào tạo đang được đặt ra cụ thể.

Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực trù phú, mang nhiều đặc trưng của sông nước Nam bộ. Đồng bằng sông Cửu Long, hay còn gọi là miền Tây Nam bộ, từng là một vùng đất hứa đón nhận hàng triệu người từ miền Bắc và miền Trung đến đây sinh sống, lập nghiệp.

Thế nhưng, điều kiện tự nhiên ưu đãi và những sản vật phong phú của đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều thách thức biến đổi khí hậu toàn cầu. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách kịp thời để ổn định đời sống và phát triển kinh tế cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, để đồng bằng sông Cửu Long phát huy được những ưu điểm trong quá trình hội nhập quốc tế, thì vấn đề nguồn nhân lực được đặt ra gay gắt.

Sông nước Nam bộ đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Ảnh: L.T.N

Sông nước Nam bộ đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Ảnh: L.T.N

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, “Báo cáo kinh tế thường niên đồng bằng sông Cửu Long năm 2020” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright thực hiện, đã thực sự khiến dư luận xôn xao khi đưa ra thống kê: “10 năm gần đây, hơn 1,1 triệu dân ở đây đã di dân đi nơi khác (chủ yếu là lên TPHCM và Bình Dương). Trung bình mỗi năm 100 nghìn người rởi khỏi kênh rạch miền Tây để tìm cơ hội đổi đời mới”

Báo cáo kinh tế thường niên đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 cũng khẳng định: “Hiện nay, hai thách thức cho đồng bằng sông Cửu Long là nước biển dâng và ngập mặn. Đặc biệt, sau khi dòng di dân tìm về những nơi có năng suất lao động cao hơn, thì những người có thể nói là ở vị thế yếu hơn còn ở lại”.

Để đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long, Tiến sĩ kinh tế Huỳnh Thế Du cho rằng, cốt lõi vẫn nằm ở giáo dục đào tạo. Nông dân thế hệ mới phải được trang bị kiến thức khoa học, chứ không thể làm việc theo kinh nghiệm cha truyền con nối.

Làm sao để ổn định và phát triển nguồn nhân lực cho đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp? Doanh nhân Nguyễn Văn Hiển – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chanh Việt trình bày quan điểm: “Con người miền Tây Nam bộ rất gần gũi và thân thiện, nhưng để biến họ thành một lực lượng lao động hiện đại thì cần có một chiến lược bài bản và lâu dài. Ngoài việc vun đắp tình cảm cho những bạn trẻ sinh ra và lớn lên trên sông nước miệt vườn, họ phải yêu đất đai thì họ mới có thể lập nghiệp với đất đai, còn phải nâng cao chất lượng đào tạo khoa học, kỹ thuật”.

Bên cạnh trung tâm đào tạo đã hình thành từ lâu là Đại học Cần Thơ, hiện nay miền Tây Nam bộ có hơn 10 trường đại học chuyên ngành và đa ngành, trải đều ở các tỉnh. Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long kiến nghị giải pháp: “Lực lượng lao động chưa qua đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn chiếm đa số. Do đó, phải có chính sách cụ thể để khuyến khích tăng trưởng đội ngũ trí thức phục vụ ngành nông nghiệp mang rất nhiều đặc thù miền sông nước.

Hàng năm, chúng tôi huy động hàng trăm suất học bổng để con em của nông dân vùng sâu vùng xa được bước chân vào giảng đường đại học. Ưu tiên số một của chúng tôi vẫn là sinh viên dân tộc thiểu số. Hiện tại, khoa Nông Nghiệp – Thủy sản của chúng tôi đặt ra tiêu chí riêng để đào tạo kỹ sư người Khơ Me cho các ngành nông học, bảo vệ thực vật, nuôi trồng thủy sản...”.

Xem thêm
Việt Nam - bang California tăng cường hợp tác thực hành nông nghiệp bền vững

Ngày 16/5 (giờ địa phương), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam gặp mặt và làm việc với Bộ Lương thực và Nông nghiệp bang California, Hoa Kỳ (CDFA).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ lật ghe trên sông Ba: Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Cơ quan chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật ghe trên sông Ba, tỉnh Phú Yên.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.