Xuân Ba: Nhỡ mất mấy Viềng

. - Thứ Ba, 21/02/2023 , 10:53 (GMT+7)

Viềng là cái chi? Từ dạo xa ấy cứ đâm nghi nghi cái lối chắc khừ kiểu chú giải của Nguyễn An Định. Lão phán Viềng là viền là về?

Tác giả, nhà văn - nhà báo Xuân Ba.

Tác giả, nhà văn - nhà báo Xuân Ba.

Liền mấy năm Covid đâm nhỡ mất vài Viềng…

Là đương nói đến Chợ Viềng.

Về đất Nam Định hỏi Viềng là sái. Bởi có đến 4 Viềng để chỉ phiên chợ họp mỗi năm chỉ một lần vào cữ nửa đêm mồng Bảy cho đến bạch nhật mồng Tám tháng Giêng là tan.

Những năm xa còn An Định. Là nhà báo Nguyễn An Định quê gốc Thành Nam.

Thuở ấy chịu đi Viềng lắm.

Tầm chặp tối mồng 7 Tết, tự động hăm hở cuốn theo An Định. Thời chợ chửa có điện đóm rờ rỡ. Những đốm đèn Hoa Kỳ dầu hỏa chập chờn những khoảng mâm đồng đặt trên cái hỏa lò. Trên mâm nghi ngút khói bạc âm ỉ thứ tiết bê nục nạc vuông vức. Đặc sản của Viềng.

Sà xuống một mâm đồng. An Định hấc cái mũ sùm sụp về phía tùm hum nón. Hình như là chỗ quen. Loáng cái, cô hàng tiết bê lật cái vỉ buồm moi ra cút rượu tằm thành Nam nồng nàn. Đánh xong cút ấy thì mới lượn chợ. Rồi sẽ lại tiêu đứt một ngày ở Viềng khi đám bạn văn bạn viết người thành Nam mà An Định quen đụng giữa chợ.

Viềng!

Viềng là cái chi? Từ dạo xa ấy cứ đâm nghi nghi cái lối chắc khừ kiểu chú giải của Nguyễn An Định. Lão phán Viềng là viềnvề? Do đọc chệch đi! Sống gửi thác về. Các cụ cao niên rành rẽ rằng cái chợ Viềng chợ họp nửa đêm đến tảng sáng như chợ ma ấy, người ta bảo Viềng là chợ Âm phủ hay còn gọi là chợ Cầu May. Chả phải đến đây để gặp người âm mà để lòng dạ nó tở mở. Người đến chơi chợ là chính. Mua được thứ gì hay thứ đó. Kêu bằng cầu may!

Viềng như thứ đặc sản của cư dân lúa nước vùng Sơn Nam Hạ của Nam Định Nam Hà Ninh Bình. Không, mà rộng hơn thế cho cả người xứ Thanh xứ Nghệ, xứ Tỉnh Đông Hải Dương Hải Phòng… mỗi năm cứ cữ đêm mồng Bảy rạng ngày mồng Tám tháng Giêng lại ùn ùn tìm đến 4 cái chợ Viềng (Viềng Nam Trực ngay cạnh chùa Đại Bi thờ Từ Đạo Hạnh. Chếch xa nữa là Viềng Liễu Đề của huyện Nghĩa Hưng sát đền Triệu Quang Phục. Cũng chẳng ngái mấy nữa là chợ Viềng của huyện Mỹ Lộc gần với đền Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Xôm tụ nhất phải là Viềng Vụ Bản của xã Kim Thái huyện Vụ Bản ngay sát quần thể Phủ Giày). Lạ cái, hàng hóa chỉ là mấy thứ sản vật bầy giăng giăng khắp cả 4 Viềng: cây giống, cây cảnh, đồ sắt đồ đồng đồ sứ cũ mới (nông cụ liềm hái cày bừa nồi niêu bát đũa và cả đồ cổ nữa) lại không thể không kể đến thịt bê, thịt bò nên mới có đặc sản tiết bê.

Đi chơi chợ Viềng. Ảnh báo Tin tức.

Đi chơi chợ Viềng. Ảnh báo Tin tức.

Bây chừ xứ Sơn Nam Hạ hay Thượng vùng Nam Định còn mấy ai nhắc nhớ đến lời ca cũ của tiền nhân Mồng 4 chơi chợ Quả Linh/ Mồng 5 chợ Trình mồng 6 chợ Gôi/ Đến ngày mồng 7 ôi thôi/ Về nhà sắm sửa đi chơi chợ Viềng/ Chợ Viềng năm có một phiên/ Cái nón em đội cũng tiền anh mua...

Lục lại chồng báo cũ. Tờ Tiểu thuyết thứ bảy có tả thoáng cảnh chợ Viềng bán mía tiến vua người Xứ Thanh rinh ra. Đâm bồi hồi cái giống mía Tiến có tên là Mía Triệu Tường ấy nay có lẽ đã tuyệt chủng? Triệu Tường là nơi phát tích nhà Nguyễn sau này có 9 Chúa 13 Vua. Xứ ấy có giống mía lạ. Thân mía tiến màu vàng chanh. Thân mềm đã đành, mắt mía cũng mềm, có thể dùng tay cũng bẻ thành từng khẩu ngắn, chứ không phải dùng dao. Bã mía Tiến phơi khô tán mịn, trộn thêm nhựa trám, bột hương bài… làm hương thì nén hương cháy đượm, khói hương tạo cảm giác nhẹ bỗng thanh tao.

Cây mía Triệu Tường chỉ cao độ mét rưỡi. Mía tiến chở vào tận kinh đô Huế, dân Triệu Tường phải bứng nguyên cả cụm, đem vùi vào cái hộc có đất cát ẩm, mấy tháng sau cây mía vẫn giữ được hương vị và chất ngọt như vừa chặt ở ngoài đồi đem về.

Lại cứ nghĩ ngợi mãi về công phu An Định tầm tra được ngữ nghĩa của chữ Viềng. Trong chữ Nôm,  Viềng là do chữ thiênthượng gộp lại mà thành! Lạ quá đi chứ? Như gợi mở một thông điệp lành mà vũ trụ ban, giáng xuống trời Nam?

Lẩn thẩn nghĩ thêm. Viềng đích là một kiểu, một dạng Hội chợ. Từ đời nảo nao, Viềng như một Hội chợ sản vật, một hội chợ nông nghiệp của vùng Sơn Nam Hạ của Nam Định Nam Hà Ninh Bình. Không, mà rộng hơn thế cho cả người xứ Thanh xứ Nghệ, xứ Tỉnh Đông Hải Dương Hải Phòng. Có điều, dững hội chợ theo lối mới ấy, người ta qua khảo sát những sự kiện thương vụ này khác rồi đưa vô máy điện toán thống kê được cụ thể những hợp đồng những thương vụ này khác quy ngay được ra thóc bao nhiêu tiền Việt lẫn ngoại tệ những giao thương này khác!

Mua bán nông cụ tại chợ Viềng. 

Mua bán nông cụ tại chợ Viềng. 

Còn Viềng từ nhọ mặt người đầu hôm đêm trước cho đến bạch cánh cò của ngày hôm sau, không ai thống kê được tổng giá trị giao dịch thương mại của hàng chục ngàn người len chân chật ních khắp 4 Viềng. Khi rời chợ, những cây cảnh cây ăn trái, những món đồ hăm hở trên tay quy ra thóc cụ thể là bao nhiêu? Mà nói theo kiểu thời thượng, những gương mặt hăm hở chen chân đến 4 Viềng ấy đã bầu lên một thuật ngữ theo lối mới là Hội chợ Kinh tế - văn hóa Viềng!

Có một chợ Viềng cơ man nào là đồ cũ. Cũ chưa hẳn cổ? Cũng phải nói cho nhanh bao nhiêu phần trăm những lọ những bình chậu thau mới toanh mà cánh làm hàng đồ cũ đã dùng axit, đèn khò, pin đèn lẫn bùn để chế tác cho nó thành nhom nhem bệ rạc thoắt ra những Lý, Trần, Lê những Minh, Thanh này khác?

Những chiếu đồ cũ ấy vốn đóng đô ở Hàng Rươi, Hàng Đồng ở Ngã Tư Cống Chéo Hàng Lược... nhan nhản vào dịp áp Tết Hà Thành, ra Giêng, mỗi cữ Viềng lại thiên di về đây... Những món ấy tự dưng như một thứ, một dạng tiêu bản gợi lại cái chi đó quá vãng mà thời buổi này khó tìm khó thấy chứ giả thật thì có gì là quan trọng? Với lại thiệt hại về kinh tế cũng chưa phải là cái gì trầm trọng lắm lắm?

Tôi đương dừng chỗ bán hoành phi câu đối của Viềng.

Thật giả không phải tốn mấy công sức gì để phát hiện, điều tra. Đơn giản là cứ căn cứ vào chất gỗ, ngữ nghĩa của chữ và chất, dạng chữ... 

Nhưng nhiều bận Viềng, tôi đã chạm mặt với những bức chạm những khoảng câu đối hoành phi cũ, cổ hẳn hoi. Chao ôi, từ đâu lại nảy nòi ra những thứ này nhỉ? Ngắm ngó những vưu vật ấy, chúng như có hồn. Dứt khoát phải xuất xứ từ những gia đình quyền quý, đùng cái thất cơ lỡ vận phải bán tống tháo hoặc bất ngờ phải sang tên đổi chủ?

Viết sớ ở chợ Viềng.

Viết sớ ở chợ Viềng.

Ít nhiều đương bâng khuâng khi nghĩ về một ông già hom hem rất khó đoán tuổi tên Hàm, người quen của Nguyễn An Định.

Tôi với An Định đụng ông Hàm mấy lần Viềng Chùa chuyên bán đồ cũ, cổ. Lão Hàm đi Viềng. Đi chơi chợ Viềng làm khách chợ Viềng không biết đã bao lần? Mấy bận áp Tết âm lại đụng lão cả trên mạn Cống Chéo Hàng Lược, Hàng Rươi, Hàng Đồng. Lần đụng thì ăn vận tươm tất com lê cà vạt. Đận thì lụng thụng Nato tùm hum khăn khố. Lão khi thư thả, khi vùn vùn vụt những sải dài. Chăm chú đấy mà vẻ như chả chú mục vào thứ nào sất.

Ấy là lão đương đi tìm một vật. Vật ấy là một vế đối như hình quả bầu bổ đôi méo xẹo bằng gỗ trắc sơn son thếp vàng. Tôi với An Định được lão dẫn về nhà lão mạn Khuyến Lương. Và được lão trưng ra bức sơn thếp đã bong tróc ấy. Dòng chữ khắc chế theo lối thảo đen nhức.

Thế nhân bất thức thi tửu gian.

Vế đối sơn thếp ấy lão Hàm tình cờ vớ được và mua với cái giá chả phải rẻ trong một phiên Viềng!

Lần ấy, đảo qua hàng đồ cũ Viềng Chùa, lão tức khắc nhận ra của gia bảo nhà lão. Vật ấy, phần thì đã hằn vào trí nhớ tuổi thơ. Phần nữa nhờ vào dòng lạc khoản do đích tay ông nội lão Hàm đề.

Hoàn chỉnh về đối ấy, như vanh vách nhời lão Hàm là. Thế nhân bất thức thi tửu gian/ Lạc tại cầm kỳ dư tâm đảng.

(Tạm hiểu. Người đời biết chăng, trong thơ trong rượu trong cuộc cờ, lòng ta mang mang)

Cơn bão cải cách ruộng đất gào thét mạn ngoại thành Sơn Tây đã làm tan tác mái ấm gia đình trung lưu của lão Hàm. Bị quy địa chủ. Gia sản bị tịch thu chia quả thực cho bần cố nông. Trong đó có đôi câu đối sơn thếp kia. Ông nội lão Hàm bị bắt và thắt cổ chết trong trại tạm giam.

Bẵng đi bao năm. Lão tình cờ may mắn chạm mặt được một bên vế đối.

Lão đinh ninh rằng về đối còn lại chắc cũng đang lẩn quất thất lạc đâu đây?

Lão thề độc với An Định rằng có lật tung cả các chợ dưới giời Nam cũng phải tầm cho bằng được!

Viềng cứ tuần tự quay vòng. Và An Định đã khuất núi lâu rồi. Mà từ hồi An Định mất, tôi cũng không gặp lại lão Hàm nữa?

Cũng nhiều bận ghé Viềng cùng vài nơi xôm tụ thứ hoành phi câu đối, thột nhớ lão Hàm có hỏi có tìm nhưng vế đối còn lại vẫn bặt tăm?

… Đã đổi thay đã lên đời thứ đặc sản tiết bê tiết bò. Bỏ qua thời mâm đồng thau đồng. Túc tắc đến thời mâm nhôm nồi nhôm. Và bây giờ nồi i nốc. Thời giặc giã bom đạn tao loạn choáng váng đận Covid nay may lại yên hàn. Lại Viềng lại tở mở. Đất có tuần nhân có vận nữa là Viềng! 

Xuân Ba

.
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ10

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?11

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.