| Hotline: 0983.970.780

Nhiều khu công nghiệp vẫn lơ là trong phòng, chống dịch Covid-19

Thứ Năm 27/05/2021 , 20:27 (GMT+7)

Kiểm tra hơn 200 nhà máy, doanh nghiệp, Bộ Y tế ghi nhận có một số nhà máy, khu công nghiệp ở một số địa phương còn hạn chế trong công tác phòng, chống dịch.

Hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu công nghiệp ngày 27/5.

Hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu công nghiệp ngày 27/5.

Ngày 27/5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu công nghiệp kết nối với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, qua thực tế kiểm tra hơn 200 nhà máy, doanh nghiệp, đoàn công tác của Bộ Y tế ghi nhận có một số nhà máy, doanh nghiệp ở một số địa phương còn hạn chế trong công tác phòng, chống dịch.

"Một số địa phương chưa xây dựng hoặc chưa xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch phòng, chống dịch tại khu công nghiệp và của từng nhà máy. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát và yêu cầu người lao động đến làm việc tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch còn hạn chế. Trong số các doanh nghiệp, nhà máy được kiểm tra, việc cập nhật lên bản đồ An toàn Covid-19 mới chỉ đạt 5-10%", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đánh giá.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bắc Giang ghi nhận hơn 1.500 ca mắc Covid-19 (chiếm khoảng 50% tổng số ca mắc tại nước ta trong đợt dịch thứ tư này). Tiến sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương nhận định, sơ bộ nguồn lây tại địa phương này là tại các khu vực nhà máy trong khu công nghiệp, hoặc trong khu nhà ở, lưu trú của công nhân vì đây là nơi có mật độ làm việc, lưu trú đông, trong khi đó, chủng virus này lây lan nhanh, mạnh và phát tán rộng trong môi trường không khí.

Trước bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, lây lan nguy hiểm hơn trong cộng đồng, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị, tất cả địa phương trên cả nước phải phân công rõ trách nhiệm người trực tiếp phụ trách từng doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước chính quyền và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh. Cùng với đó, các địa phương phải kiểm tra, rà soát, hoàn chỉnh cập nhật kế hoạch phòng, chống dịch với khu công nghiệp.

Với các doanh nghiệp chưa ghi nhận ca mắc Covid-19, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị, các doanh nghiệp phải chủ động kiểm tra, có phương án phòng, chống dịch cụ thể như phân luồng ca làm việc; thành lập tổ phòng, chống dịch trong từng bộ phận và yêu cầu công nhân đi làm phải khai báo y tế.

Với những nơi vừa xuất hiện ca bệnh ngoài cộng đồng và trong doanh nghiệp, Bộ Y tế đề nghị địa phương phải thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tại cả hai nơi, tránh việc lây nhiễm từ cộng đồng vào doanh nghiệp và ngược lại.

Với những nơi vừa xuất hiện ca bệnh ngoài cộng đồng và trong doanh nghiệp, Bộ Y tế đề nghị địa phương phải thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tại cả hai nơi, tránh việc lây nhiễm từ cộng đồng vào doanh nghiệp và ngược lại.

"Những trường hợp cán bộ phục vụ phải được lấy mẫu xét nghiệm thường xuyên theo khuyến cáo 7 ngày/lần. Chính quyền địa phương phải chỉ đạo ngành Y tế và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để khám sàng lọc, ít nhất khám cho 20% số công nhân lao động có nghi ngờ. Cùng với đó, thực hiện nghiêm việc giãn cách trong sản xuất, giờ ăn trưa và tan ca, bảo đảm công tác phòng, chống dịch", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị.

Với doanh nghiệp đã có ca bệnh, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu doanh nghiệp phải làm tốt công tác khoanh vùng, cách ly và truy vết triệt để các ca nhiễm, giảm tối đa ca lây nhiễm ra cộng đồng. Việc vận chuyển công nhân cũng phải thực hiện bằng xe thông thoáng, mở cửa, giảm 50% lượng người trên xe, thực hiện ngồi giãn cách, phun khử khuẩn xe hằng ngày.

Với những nơi vừa xuất hiện ca bệnh ngoài cộng đồng và trong doanh nghiệp, Bộ Y tế đề nghị địa phương phải thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tại cả hai nơi, tránh việc lây nhiễm từ cộng đồng vào doanh nghiệp và ngược lại. Các doanh nghiệp cũng cần lên phương án sàng lọc từng phân xưởng, từng nhóm công nhân. Nếu từng bước được an toàn thì có thể dần dần đưa từng phân xưởng vào hoạt động để thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế".

"Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã nhiều lần thống nhất rằng xung yếu nhất trong phòng, chống dịch bệnh là bệnh viện, sau đó đến các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt là trong khu công nghiệp", Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.