| Hotline: 0983.970.780

Phòng dịch nhưng không để đứt gãy chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp

Thứ Ba 25/05/2021 , 12:00 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phòng chống, dập dịch hiệu quả, có phương án đảm bảo hoạt động, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phòng chống, dập dịch hiệu quả, có phương án đảm bảo hoạt động tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phòng chống, dập dịch hiệu quả, có phương án đảm bảo hoạt động tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp.

Tập trung dập dịch trong các khu công nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 680/CĐ-TTg về việc bảo đảm an toàn Covid-19 trong các khu công nghiệp.

Công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, nêu rõ: Tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, nhất là ở khu vực Đông Nam Á.

Trong nước, từ ngày 27/4/2021 đã xuất hiện trở lại đợt dịch lây lan nguy hiểm hơn trong cộng đồng. Đặc biệt, dịch đã lây lan trong các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh, nơi tập trung hàng trăm ngàn công nhân, có nguy cơ gây đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn.

Cả nước hiện có khoảng 70.000 nhà máy và trên 300 khu công nghiệp tập trung đang hoạt động, nguy cơ dịch bùng phát ở các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp là rất lớn.

Để tập trung phòng chống, dập dịch hiệu quả, có phương án đảm bảo hoạt động tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp, nhất là của các tập đoàn lớn, đa quốc gia, ảnh hưởng đến kinh tế địa phương và cả nước, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, cảnh giác, tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm, quyết liệt chỉ đạo của Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo tất cả các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phải thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, tự đánh giá mức độ an toàn, cập nhật lên bản đồ an toàn Covid-19. Kiên quyết dừng hoạt động khi không đảm bảo an toàn và không cập nhật mức độ an toàn lên hệ thống.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp và những người liên quan (người cung cấp, vận chuyển vật tư, hàng hóa, suất ăn…); xử phạt nghiêm các trường hợp không khai báo, khai báo không trung thực.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn việc cách ly, xét nghiệm đối với người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng khu vực và diễn biến tình hình dịch bệnh để nếu có tình huống dịch xâm nhập, có thể duy trì hoặc sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Mở rộng việc cách ly F1 tại nhà

Dịch bệnh tại Bắc Ninh và Bắc Giang chủ yếu xảy ra trong khu công nghiệp. Số lượng F1 rất lớn, khiến các khu cách ly tập trung nguy cơ quá tải. Bắc Ninh hiện ghi nhận 505 ca nhiễm; rà soát được 37.000 F1 và F2; trong đó 31.000 người cách ly y tế. Bắc Giang ghi nhận 1.024 ca nhiễm; truy vết được 11.453 F1.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 chiều ngày 21/5 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bắc Ninh, Bắc Giang "mạnh dạn thí điểm quy mô nhỏ, đúc rút để xem xét mở rộng" việc cách ly F1 tại nhà.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, để thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà, cần đảm bảo tối thiểu bốn điều kiện cơ bản.

Thứ nhất, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang gấp rút rà soát kỹ tất cả F1 để phân loại thành "F1 nguy cơ cao" bắt buộc cách ly tập trung; những trường hợp còn lại có thể được xem xét cách ly tại nhà.

Thứ hai, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 các địa phương sẽ xem xét, quyết định các trường hợp F1 được cách ly tại nhà, dựa trên tiêu chí phân loại nêu trên. F1 và gia đình phải ký cam kết với chính quyền tuân thủ nghiêm ngặt, không tự ý rời khỏi nơi cư trú. F1 cách ly tại nhà phải có phòng riêng để sinh hoạt. Các thành viên khác trong gia đình không tiếp xúc gần với F1. Mọi sinh hoạt của F1 thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Thứ ba, chính quyền cơ sở hướng dẫn F1 theo dõi và khai báo y tế hằng ngày; hướng dẫn thu gom, xử lý rác thải của người cách ly tại nhà.

Thứ tư, tất cả F1 được cách ly tại nhà phải được giám sát chặt chẽ, nếu vi phạm xử lý nghiêm. Chính quyền sẽ giám sát bằng camera, nhưng quan trọng hơn là các tổ chống Covid-19 cộng đồng phải vào cuộc quyết liệt, giám sát thường xuyên.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.