| Hotline: 0983.970.780

Nửa năm, Thanh Hóa thu ngân sách đạt gần 30.000 tỷ đồng

Thứ Hai 08/07/2024 , 11:29 (GMT+7)

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhấn mạnh quyết tâm của toàn tỉnh là xác định năm 2024 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá và về đích chứ không chờ đến năm 2025 nữa.

Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa thu ngân sách đạt mức kỷ lục (hơn 51 nghìn tỷ, năm 2023 Thanh Hóa chỉ thu được 43,6 nghìn tỷ). Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã thu được vượt kế hoạch đề ra. Thanh Hóa có quyền hy vọng lập lại số thu kỷ lục hơn 50 nghìn tỷ trong năm 2024, trong đó đáng chú ý là cơ cấu thu nội địa tăng lên đáng kể theo từng năm.

Duy trì vị thế, phát triển xứng tầm

Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã trình bày báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.  

Đầu năm lại nay mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức; song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh có nhiều điểm sáng và chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.

Tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 11,5%, đứng thứ 3 cả nước; sản xuất nông nghiệp ổn định, năng suất lúa vụ Đông Xuân cao nhất từ trước đến nay; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 15,8%, đa số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu tăng 21,9%, tổng thu du lịch tăng 30,2%...

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trình bày báo cáo trước HĐND. Ảnh: Minh Hiếu.

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trình bày báo cáo trước HĐND. Ảnh: Minh Hiếu.

Điển hình trong bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng của tỉnh Thanh Hóa 6 tháng đầu năm phải kể đến số thu ngân sách. Tính đến 30/6, thu ngân sách đạt hơn 29,6 nghìn tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán, tăng 40,6% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa đạt 18,4 nghìn tỷ đồng, bằng 83,6% dự toán, tăng 51,1%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 11,2 nghìn tỷ đồng, bằng 83,1% dự toán, tăng 26,3%; số doanh nghiệp thành lập mới tăng 7,2%, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 8 cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 tăng 17 bậc so với năm 2022.

Trong 6 tháng đầu năm, huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt 66 nghìn tỷ đồng, bằng 48,8% KH, tăng 3,2% so với cùng kỳ; thu hút được 59 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 12 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 11 nghìn tỷ đồng...

Đặc biệt, trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung cao cho việc chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đầu tư trực tiếp và sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế; đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định các quy hoạch; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ các khó khăn, điểm nghẽn, tạo thuận lợi cho thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị,... góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh trong 6 tháng đầu năm.

Năm lịch sử của ngành nông nghiệp

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ngành nông nghiệp vẫn là điểm sáng trong bức tranh tổng thể về phát triển kinh tế tỉnh nhà. Theo đó, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả tích cực; tổng sản lượng lương thực ước đạt 893 nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ; năng suất lúa đạt cao nhất từ trước đến nay.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển; sản lượng các sản phẩm chăn nuôi chính đều tăng so với cùng kỳ; không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn. Toàn tỉnh trồng được 6,1 nghìn ha rừng tập trung, bằng 61% kế hoạch, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản bằng 50,2% kế hoạch, tăng 2,4%.

Trong 6 tháng đầu năm, có thêm 4 xã nông thôn mới, 13 xã nông thôn mới nâng cao và 9 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 34 sản phẩm OCOP. 

Khu tái định cư cho đồng bào sông nước tại thị trấn Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Khu tái định cư cho đồng bào sông nước tại thị trấn Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Nhấn mạnh về những thành quả của ngành nông nghiệp, tại cuộc gặp gỡ với báo chí cách đây chưa lâu, ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đánh giá: “Đây là năm lịch sử của ngành nông nghiệp. Năng suất lúa vụ xuân năm 2024 cao nhất từ trước đến nay (đạt 67,5/ha). Các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản đều có nhiều dấu hiệu lạc quan, khởi sắc. Bên cạnh đó, các Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế vùng đặc biệt khó khăn cũng thu được nhiều kết quả quan trọng, từng bước giảm chênh lệch giàu nghèo giữa miền núi và đồng bằng .

Ông Hưng lấy ví dụ để chứng minh: “Mười mấy năm trước, chúng ta chọn cây xoan để phát triển kinh tế ở Mường Lát. Tuy nhiên cây trồng này sinh trưởng, phát triển chậm và không thuộc nhóm gỗ quý hiếm, khó tạo ra lợi thế cạnh tranh. Bởi vậy Mường Lát rất “bí” lối ra trong việc trồng cây gì để cải thiện thu nhập và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thời gian qua, chúng ta đã thực hiện điều tra nông hóa, thổ nhưỡng và tìm được hướng đi cho phát triển kinh tế của đồng bào nơi đây. 

Năm 2023, lần đầu tiên trong lịch sử, bà con Mường Lát đã có doanh thu khoảng 130 tỷ đồng từ việc trồng sắn. Ngoài ra Năm 2021, sản phẩm lúa nếp Cay Nọi đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao đầu tiêu của huyện Mường Lát. Những chỉ dấu trong phát triển kinh tế xã hội tại Mường Lát đang dần hiện thực hóa bằng Nghị quyết 11 kỳ vọng sẽ giúp đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nhận thức, cách thức, chuyển từ sản xuất “tự cung, tự cấp” sang sản xuất “hàng hóa”; chủ động, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ, vươn lên thoát nghèo bền vững, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trong xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh có 13 đơn vị quy mô cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu trong thời gian tới, huyện miền núi Ngọc Lặc sẽ đạt chuẩn nông thôn mới.

Cũng theo ông Hưng, với sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội gắn với an sinh xã hội, tỉnh Thanh Hóa có quyền kỳ vọng về mức thu ngân sách tăng cao. Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa thu ngân sách đạt mức kỷ lục (hơn 51 nghìn tỷ, năm 2023 Thanh Hóa chỉ thu được 43,6 nghìn tỷ). Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã thu được vượt kế hoạch đề ra. Thanh Hóa có quyền hy vọng lập lại số thu kỷ lục hơn 50 nghìn tỷ trong năm 2024, trong đó đáng chú ý là cơ cấu thu nội địa tăng lên đáng kể theo từng năm.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết: Thành quả trên có được là nhờ sự giúp đỡ của Trung ương, sự nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn Đảng bộ, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân và các lực lượng vũ trang. Ngoài ra, sự bứt phá về kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong một vài năm trở lại đây là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài, kỹ lưỡng, đến nay mới “đơm hoa kết trái”.

Một vấn đề khác được ông Hưng đặc biệt nhấn mạnh và xem là thành quả đáng ghi nhận của cả hệ thống chính trị trong năm qua đó là ổn định sinh kế cho đồng bào sông nước sau khi lên bờ định cư. Chỉ trong thời gian ngắn, Thanh Hóa đã cơ bản hoàn tất việc cấp đất ở và hỗ trợ nhà cho hơn 1.000 người dân sinh sống trên sông, lên bờ ổn định cuộc sống.

Theo ông Hưng: Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng có sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, đặc biệt là cộng đồng công giáo, nhà đầu tư. Đưa đồng bào lên bờ định cư, tạo việc làm cho người lao động gắn với thu nhập bền vững không chỉ đơn thuần cấp đất, làm nhà, mà quan trọng hơn đó là hàng nghìn người được thực hiện trọn vẹn quyền con người, quyền công dân”.

Thanh Hóa cũng cũng phấn đấu trong 2 năm 2024 và 2025 sẽ vận động cán bộ, đảng viên và người dân cùng các doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn ủng hộ khoảng 600 tỷ đồng, trích hỗ trợ xây dựng mới 5000 căn nhà cho các hộ nghèo, hộ chính sách và hộ còn khó khăn về nhà ở.

“Nếu năm 2021 là năm khởi động, các năm tiếp theo là những năm tăng tốc và đến năm 2025 là năm về đích. Tuy nhiên, chúng tôi xác định năm 2024 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá và về đích chứ không chờ đến năm 2025. Tỉnh Thanh Hóa quyết tâm tăng trưởng kinh tế năm 2024 và 2025 đạt 2 con số (11% trở lên). Chúng tôi có niềm tin chắc chắn rằng, thu ngân sách sẽ vượt so với mục tiêu của năm 2023 khi tỉnh có những sản phẩm mới, mặt hàng mới, tạo thêm nguồn thu ngân sách”, ông Đỗ Trọng Hưng khẳng định.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.