| Hotline: 0983.970.780

Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế): Bỏ rơi quyền lợi người mua BHYT

Thứ Hai 19/05/2008 , 18:57 (GMT+7)

Tuần qua, những người tham gia mua bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh TT- Huế hết sức bức xúc vì bị Trung tâm y tế huyện từ chối cấp phát thuốc như quy định khi họ đến khám và chữa bệnh tại đây.

Bệnh viện… khan hiếm thuốc

Hành lang Trung tâm y tế huyện Phú Lộc mấy ngày nay trở nên đông đúc bởi có đến hàng trăm bệnh nhân đến khám và chữa bệnh. Tuy nhiên, gần như tất cả họ đều tiu nghỉu vì dù có BHYT nhưng vẫn không được các cơ sở y tế ở đây cấp phát thuốc theo quy định. Chị Phạm Thị Sen (thôn Hải Bình, xã Lộc Bình, Phú Lộc) một bệnh nhân đang điều trị cho biết: “Tui đóng BHYT nhiều năm nay, bây giờ có bệnh phải đi bệnh viện thế mà lại không được cấp phát thuốc. Đến khám, bác sĩ chỉ đưa cho tui tờ đơn thuốc và bảo ra ngoài mua dùng”. Anh Nguyễn Văn Định (Lộc Tiến, Phú Lộc) không khỏi bức xúc khi dẫn người nhà đi khám, chữa bệnh trước tình trạng này, nói: “Đóng bảo hiểm để được cấp phát thuốc, thế mà tui vừa đưa mẹ vào trị bệnh lại phải ra mua thuốc ngoài vì bệnh viện kêu hết thuốc”.

Tại các phòng bệnh, số giường hầu như trong tình trạng quá tải bệnh nhân. Bệnh viện có 80 giường nhưng đang tiếp nhận điều trị cho số bệnh nhân lên đến gần 200 người. Như tại khoa Nội- Nhi- Lây thì có đến 82 bệnh nhân. Còn tại phòng khám mỗi ngày tiếp nhận khám cho gần 180 người. Điều đặc biệt là trong số đó có đến gần 80% thuộc diện có BHYT và trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên tất cả đang trong tình trạng muốn chữa bệnh thì phải tự đi mua thuốc bên ngoài.

Quyền lợi của người mua BHYT đang bị bỏ rơi

"Con tôi bị viêm đường ruột khá nặng nên khi khám bệnh xong các bác sĩ yêu cầu nhập viện và điều trị gấp. Thế nhưng, vừa mới vào đây chúng tôi lại được thông báo là hết thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi. Muốn chữa tiếp thì chỉ còn cách ra ngoài mua. Ai nào dám để cho con chịu đau mà không mua thuốc nhưng điều tôi băn khoăn là đã có quy định khám, cấp thuốc miễn phí mà răng lại rứa”- chị Lê Thị Hằng (Lộc Vĩnh, Phú Lộc), nói khi trên tay vẫn ẵm đứa con trai 3 tuổi đang lên cơn sốt.

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn Hường, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phú Lộc cho biết: “Việc bệnh nhân có BHYT và trẻ em dưới 6 tuổi điều trị một số bệnh phải mua thuốc bên ngoài là do nguồn thuốc dự trữ của Trung tâm Y tế huyện không còn đủ để cung cấp cho các trạm xá bệnh viện. Một số loại thuốc cấp cho bệnh nhân BHYT đã thiếu từ hai tháng qua, và đến nay một số người buộc phải đi mua thuốc bên ngoài!”.

Còn phải chờ thuốc

Bác sĩ Nguyễn Văn Hường nói thêm: “Từ đầu năm 2007, việc mua thuốc của chúng tôi phải theo quy chế đấu thầu do Sở Y tế tỉnh tổ chức. Đấu thầu xong, Sở Y tế phải gửi tờ trình lên UBND tỉnh để xem xét và chờ quyết định mất hơn 10 ngày. Trong khi đó, mãi đến ngày 28/5, Sở Y tế mới tổ chức đấu thầu mua thuốc bổ sung nên sớm nhất cũng phải mất thêm 3 tuần nữa mới có thể có thuốc bổ sung cho người bệnh”.

Người dân tham gia mua BHYT là để phòng ngừa khi ốm đau, bệnh tật được hỗ trợ, giảm gánh nặng về tiền bạc. Tuy nhiên, việc để trẻ em dưới 6 tuổi và người có BHYT phải ra mua thuốc ở ngoài không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của nhân dân mà họ còn bị một số quầy thuốc tư nhân đẩy giá thuốc cao hơn quy định.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.