| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên: Nước trên sông Bánh Lái đang lên, nhiều nơi bị lũ lụt chia cắt

Thứ Ba 10/11/2020 , 15:06 (GMT+7)

'Nước sông Bánh Lái đang lớn, cầu Bến Nhiễu và cầu Bến Trâu ngập sâu trên 4m', ông Nguyễn Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa xác nhận.

Hiện nước sông Bánn Lái đang lên khiến một số nơi trên địa bàn huyện Tây Hòa bị ngập, chia cắt. Ảnh: Nguyên Linh.

Hiện nước sông Bánn Lái đang lên khiến một số nơi trên địa bàn huyện Tây Hòa bị ngập, chia cắt. Ảnh: Nguyên Linh.

Theo UBND tỉnh Phú Yên do ảnh hưởng của cơn bão số 12 và không khí lạnh nên trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to đến rất to và diễn biến phức tạp.

Cụ thể, lượng mưa đo được tại các trạm từ 19 giờ ngày 9/11 đến 9 giờ 30 phút ngày 10/11 trên địa bàn toàn tỉnh phổ biến từ 73,8-283mm, trong đó lượng mưa lớn nhất tại Hòa Thịnh (Tây Hòa) là 283mm.

Lúc 14 giờ ngày 10/11, ông Nguyễn Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa cho biết, "hiện nước sông Bánh Lái đang lớn, cầu Bến Nhiễu và cầu Bến Trâu ngập sâu trên 4m.

Hiện xã Hòa Thịnh bị chia cắt, một số tuyến đường trên địa bàn xã bị ngập từ 0,5-1m; các thôn: Phú Diễn Trọng, Mỹ Thuận Trong, Phú Mỹ, Phú Phong, xã Hòa Đồng bị ngập đã chia cắt 96 hộ, 256 nhân khẩu.

Các thôn Phú Thuận, Xuân Mỹ, Lạc Chi, xã Hòa Mỹ Đông cũng bị chia cắt 438 hộ, 1.310 nhân khẩu; các thôn Ngọc Lâm, Mỹ Thành xã Hòa Mỹ Tây cũng bị chia cắt".

Theo ông Dũng, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, tại các vị trí ngập, địa phương đã bố trí lực lượng gác chắn không để dân đi qua lại.

Theo dự báo, do ảnh hưởng của cơn bão số 12, khu vực tỉnh Phú Yên có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400 mm/đợt và có khả năng gây ra lũ, lũ ống, lũ quét, ngập lụt tại các vùng thấp trũng, ven sông, suối và nguy cơ sạt lở đất tại các khu vực đồi núi là rất cao.

Do đó, để chủ động triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 12 và mưa lũ sau bão kịp thời, hiệu quả, nhằm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất, UBND tỉnh Phú Yên đã yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là;

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất xảy ra sau bão; kịp thời chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”; xử lý kịp thời các tình huống sự cố phát sinh và khắc phục nhanh hậu quả bão, mưa lũ lụt xảy ra;

Kiểm tra, rà soát các vùng trũng thấp dễ bị ngập lụt, chia cắt, khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực vùng đồi núi có nguy cơ xảy ra sạt lở đất cao, kịp thời di dời sơ tán người dân đến nơi an toàn…

Bên cạnh đó, các địa phương ven biển hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các phương án bảo đảm an toàn về người và tài sản nhất là ở vùng cửa sông, tránh xảy ra sự cố đứt dây neo, trôi tàu thuyền dẫn tới những thiệt hại về người, phương tiện sau bão.

Kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình bị thiệt hại tàu sản, hộ có người bị thương, thiệt hại về nhà cửa, hộ nghèo, gia đình chính sách; cứu trợlương thực, nhu yếu phẩm cho người dân, không để người dân bị đói, khát…

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội là điểm tựa vững chắc của nhân dân

Tổng Bí thư nhấn mạnh cần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Những loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ 1/2025

Bộ NN-PTNN vừa ban hành Thông tư về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam từ tháng 1/2025. Sẽ có những loại thuốc nào bị cấm?

Nguyên nhân vụ cháy nhà trọ làm 2 người chết

TP.HCM Ngôi nhà 4 tầng, rộng khoảng 60m2, được ngăn thành hơn chục phòng nhỏ cho thuê, tầng trệt để xe máy, thời điểm xảy ra cháy, khu trọ đang có 23 người ở các phòng.