| Hotline: 0983.970.780

Nối đuôi bão số 12, bão số 13 tiến nhanh và mạnh

Thứ Ba 10/11/2020 , 11:00 (GMT+7)

Bão số 12 đã tiến sát vào vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận. Ngày 12/11 tới đây, bão số 13 bắt đầu đi vào biển Đông.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp trong sáng 10/11 về ứng phó bão số 12. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp trong sáng 10/11 về ứng phó bão số 12. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 10/11, bão số 12 (tên quốc tế Etau) đã tiến vào vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.

Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12, từ ngày 10-12/11, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bắc Khánh Hòa có mưa 200-400 mm/đợt, có nơi trên 450mm; Quảng Bình, Nam Khánh Hòa và Tây Nguyên mưa 100-200 mm/đợt.

Từ đêm 12/11 đến 13/11, trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ. Các sông từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị.

“Ngoài ra theo thông tin của một số đài Quốc tế, ở phía Đông Philippine, cơn bão số 13 tên Vamco đang hoạt động rộng và cường độ mạnh. Dự kiến bão số 13 sẽ đi vào biển Đông trong ngày 12/11 với cường độ rất mạnh”, ông Khiêm thông tin thêm.

Theo ông Mai Văn Khiêm, dự kiến bão số 13 sẽ đi vào biển Đông trong ngày 12/11 với cường độ rất mạnh. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Mai Văn Khiêm, dự kiến bão số 13 sẽ đi vào biển Đông trong ngày 12/11 với cường độ rất mạnh. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trước diễn biến nhanh của cơn bão số 13, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Trịnh Đình Dũng đã nhận định: “Cơn bão số 13 có khả năng sẽ sớm tiến vào nước ta với cường độ giật cấp 15. Khi vào khu vực miền Trung thì bão sẽ gây thiệt hại rất nặng nề nếu chúng ta chủ quan.”

“Chúng ta cần tiếp tục rà soát để đảm bảo an toàn trên biển, rà soát các tàu thuyền, lồng bè, liên lạc các địa phương nuôi trồng thủy sản để đưa người dân vào nơi tránh trú an toàn. Mưa lũ đã diễn ra cả hàng tháng trời nên tình hình thiên tai rất nguy hiểm và khó lường”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong hơn 1 tháng qua khu vực miền Trung đã phải chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ kéo dài. Đặc biệt là cơn bão số 9 đã gây sạt lở đất làm chết và mất tích nhiều người; làm đắm tàu thuyền, mất tích hàng chục người.

“Các đơn vị từ Trung ương đến địa phương đã tập trung quyết liệt ứng phó với bão lũ. Hàng trăm nghìn dân tại các địa phương đã được sơ tán, giảm thiểu rất nhiều thiệt hại. Thế mới thấy vai trò lực lượng tại chỗ ở các địa phương là vô cùng quan trọng”, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng chỉ đạo các địa phương cần tập trung kiểm soát người dân trong khu vực nguy hiểm để có kế hoạch, phương án sơ tán khỏi vùng sạt lở, vùng trũng, đặc biệt là các khu vực Quảng Trị, Quảng Ngãi…

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các đơn vị phải vừa ứng phó với tình thế thiên tai mới vừa khắc phục sự cố hiện tại. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các đơn vị phải vừa ứng phó với tình thế thiên tai mới vừa khắc phục sự cố hiện tại. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các đơn vị tìm kiếm cứu nạn và Bộ Quốc phòng cần tập trung lực lượng tìm kiếm cứu nạn cả trong quân đội và ngoài quân đội; phối hợp với liên ngành công an, phòng cháy chữa cháy có mặt ở những điểm sung yếu để sẵn sàng làm nhiệm vụ.

“Lực lượng tại chỗ rất quan trọng vì cứu người phải cứu kịp thời nhanh chóng. Các lực lượng không quân, máy bay trực thăng khi người dân cần là phải có mặt ngay”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngoài ra cũng cần hỗ trợ người dân sau thiên tai trong việc sửa chữa nhà cửa, cứu trợ lương thực thực phẩm thuốc men; phải vừa ứng phó với tình thế thiên tai mới vừa khắc phục sự cố hiện tại.

Tính đến 6h ngày 10/11, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 59.752 phương tiện/289.004 người (hiện tất cả tàu thuyền đã vào nơi tránh trú hoặc thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão).

Đến 16h ngày 9/11, đã thông báo, kiểm đếm 926 tàu vận tải tại các vùng nước, cảng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, trong đó có 196 tàu biển và 730 phương tiện thủy nội địa.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Bình luận mới nhất